Tình hình tổ chức triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 39 - 42)

sở

Sau khi tiếp thu chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị và Nghị định 29/CP của Chính phủ do Tỉnh ủy Hà Tây(cũ) triển khai, Ban thường vụ huyện ủy đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS. Từ năm 1998 đến năm 2008 huyện ủy Hoài Đức đã ban hành các loại văn bản: Chỉ thị số 28 của Ban thường vụ Huyện ủy, thông tri số 07, Công văn số 241 về hướng dẫn triển khai, xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở có sở và ban hành 8 Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của huyện. Các xã, thị trấn sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ xã và các kỳ Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn thể và hàng năm dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy đều kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của xã, thị trấn.

Đối với cấp cơ sở: 100% cấp ủy xã, thị trấn, cơ quan hành chính, 90% doanh nghiệp nhà nước, 55% doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã xây

học tập đến các bước đánh giá, kiểm tra, việc sơ kết, tổng kết hàng năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm theo đúng kế hoạch của Huyện ủy.

- Hoạt động của Ban chỉ đạo

Qua hơn 10 năm thực hiện chỉ thị 30 của Bộ Chính trị(khóa VIII) ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của huyện Hoài Đức đã được kiện toàn, bổ sung 8 lần, Ban chỉ đạo đã tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch hướng dẫn cơ sở từ khâu triển khai học tập đến việc kiểm tra, đánh giá sơ, tổng kết theo kế hoạch của cấp trên. Ban chỉ đạo của huyện đã giúp cấp ủy kiểm tra xây dựng thực hiện quy chế DCCS ở các xã, thị trấn, cơ quan hành chính, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh cụ thể: Năm 2000 kiểm tra 10 đơn vị, năm 2001 kiểm tra 12 đơn vị, năm 2003 kiểm tra 13 đơn vị, năm 2005 kiểm tra 15 đơn vị, năm 2007 triển khai đợt tuyên truyền, học tập Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, năm 2008 kiểm tra 32 đơn vị. Qua các đợt kiểm tra đã đánh giá đúng được kết quả của thực hiện quy chế DCCS ở tất cả các loại hình cơ sở, đồng thời qua kiểm tra đã làm rõ những nguyên nhân tồn tại của cơ sở, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục mặt hạn chế, thiếu sót để nhằm hồn chỉnh hơn các quy chế đã xây dựng trong thời gian tới. Ban chỉ đạo cũng xác định và nhận thức sâu sắc rằng việc kiểm tra đánh giá sơ kết, tổng kết hàng năm là để nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10 của Ban bí thư Trung ương Đảng và kết luận 159 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm sau tốt hơn năm trước.

- Xây dựng mơ hình thí điểm

Năm 1998: Ban chỉ đạo quy chế dân chủ huyện đã chọn xã Minh Khai, xã Yên Sở làm điểm bước triển khai học tập đến nhân dân ở khu dân cư để rút kinh nghiệm trước khi triển khai ra diện rộng.

Năm 2001: đã xây dựng xã Vân Côn làm điểm việc triển khai học tập đến nhân dân, đã chọn 10 xã khá làm trước rồi triển khai đồng loạt các

xã cịn lại. Ban chỉ đạo của huyện phân cơng các thành viên phụ trách từ 2 đến 3 xã và kết hợp với Ban chỉ đạo các xã để giám sát, kiểm tra việc tuyên truyền, học tập quy chế dân chủ và vận động nhân dân tham gia học tập đạt tỷ lệ cao.

Kết quả học tập:

Đại diện dân toàn huyện đạt 65%

Cán bộ công chức khu vực cơ quan đạt 87%

Cán bộ công nhân viên lao động doanh nghiệp nhà nước 75%

Cán bộ công nhân viên lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh 85%

Số xã triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: 20 xã thị trấn Số cơ quan triển khai thực hiện QCDC: 40/40 cơ quan

Số DNNN đã triển khai QCDC: 03 doanh nghiệp

Số doanh nghiệp NQD đã triển khai QCDC: 19 doanh nghiệp.

- Triển khai và thực hiện các Nghị định của Chính phủ: NĐ 29, NĐ 79, NĐ 71, NĐ 07, Pháp lệnh số 34

100% các xã, thị trấn, cơ quan hành chính, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngồi quốc doanh đã căn cứ vào Chỉ thị số 10, Thông báo, kết luận 159 của Ban bí thư TW Đảng, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm của Ban chỉ đạo huyện để xây dựng kế hoạch, kiện toàn ban chỉ đạo và tiến hành kiểm tra, đánh giá sơ kết, tổng kết đúng quy trình và đạt được yêu cầu, kế hoạch đề ra.

Căn cứ vào kế hoạch số 22 – KH/BCĐ của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh Hà Tây(cũ), Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của huyện đã xây dựng kế hoạch số 77 – KH/BCĐ của huyện để triển khai học tập Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện.

QCDC của huyện, thủ trưởng các phòng, Ban ngành, MTTQ, trưởng các đồn thể huyện, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQ xã, thị trấn để triển khai Kế hoạch số 77 của Ban chỉ đạo huyện và học tập các nội dung trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Từ quí I/2008 các xã, thị trấn tổ chức học tập đến cán bộ, đảng viên, các đoàn thể tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân trong toàn huyện. Sau bước triển khai học tập đã có 15 xã thành lập được tổ rà soát văn bản đã bổ sung sửa đổi được một số Qui chế, Qui ước từ thôn, làng, xã.

Sau hơn 10 năm quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ chính trị, q trình thực hiện Nghị định 29, Nghị định 79 và nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể và nhân dân của Huyện Hoài Đức trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã có chuyển biến tích cực, chỉ thị của Đảng và những quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở là một nội dung hợp lòng dân, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân nên được nhân dân đồng tình và hưởng ứng rộng rãi, quá trình tổ chức thực hiện có nhiều thuận lợi và đạt những thành tích đáng phấn khởi. Pháp luật về thực hiện dân chủ thực sự đi vào cuộc sống và ngày càng hoàn thiện. Nội dung hoạt động của cả hệ thống chính trị đã tập trung theo hướng “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w