chúng, tổ chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện dân chủ giữa các khu dân cư trong và ngoài xã, thị trấn.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực tự cường của dân tộc, ý thức tự giác của công dân trong làm chủ vận mệnh của mình và vai trị của cá nhân đối với cộng đồng xã hội. Thúc đẩy tinh thần dũng cảm đấu tranh với các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng dân chủ hoặc vi phạm dân chủ. Kiên quyết bài trừ tư tưởng cục bộ dòng họ, các hủ tục lạc hậu, câu nệ làm hạn chế tính tự giác tích cực của nhân dân.
- Thơng tin đầy đủ, khách quan về dân chủ tư sản, về dân chủ của các chế độ chính trị hiện nay trên thế giới để cán bộ, nhân dân hiểu rõ bản chất dân chủ thực sự của chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Xử lý kiên quyết và nghiêm chỉnh những trường hợp vi phạm pháp luật về dân chủ, vi phạm dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ để khiếu kiện tố cáo không đúng sự thật, bôi nhọ cơ quan và công chức nhà nước gây chia rẽ bè phái, mất đoàn kết.
- Tiếp tục quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” và thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với mọi công việc, mọi hoạt động của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn, tuyên truyền để mọi người dân hiểu và nắm rõ nội dung, phạm vi của từng việc biết, bàn, làm và kiểm tra giám sát theo quy định của Pháp lệnh 34/PL về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, từ đó thức đẩy người dân biết địi hỏi các chủ thể khác phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, khắc phục tình trạng thờ ơ chính trị, thờ ơ với các vấn đề chung trong cộng đồng dân cư, thờ ơ với các cơng việc của chính quyền, với chính quyền lợi và nghĩa vụ công dân của một bộ phận không nhỏ nhân dân.
chức và các tầng lớp nhân dân; giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, cơ hội, thực dụng.
3.2.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trịở xã, thị trấn gắn với việc thực hiện nội dung pháp luật về dân chủ ở ở xã, thị trấn gắn với việc thực hiện nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm củng cố hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Song, do chưa thể chế hóa đồng bộ đường lối chính sách của Đảng thành các quy phạm pháp luật nên hoạt động của hệ thống chính trị cịn có những hạn chế nhất định. Nhưng bản thân các điều lệ, quy chế, nguyên tắc hoạt động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị cũng là yếu tố cơ bản, quan trọng, thúc đẩy và đảm bảo cho hệ thống hoạt động đúng chức năng, tôn chỉ, mục đích, góp phần lãnh đạo xã hội phát huy dân chủ. Đại hội lần thứ VII của Đảng khẳng định: “Thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực chất của việc đổi mới và kiện tồn hệ thống chính trị”9. Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa X về “đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, huyện Hồi Đức đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, việc triển khai các giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, thị trấn được cấp ủy từ huyện đến xã, thị trấn quan tâm thực hiện, chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở được nâng lên rõ rệt, đội ngũ cán bộ công chức cơ bản đạt chuẩn theo quy định. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế yếu kém cần khắc phục: dân chủ chưa thực sự được phát huy, chất lượng sinh hoạt Đảng, đồn thể khơng cao và thực hiện quy chế hoạt động, quy chế phối hợp thiếu chặt chẽ, hình thức, hành chính hóa trong cơng tác đồn thể, cịn tình trạng quan liêu, các chủ trương,