Kết quả thực hiện phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 42 - 46)

dân kiểm tra.

* Về những việc thông báo đến dân biết

Căn cứ vào những nội dung của Nghị định 29, Nghị định 79 và Pháp lệnh 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các xã, thị trấn đã xây dựng

QCDC và thực hiện công khai, báo cáo trước nhân dân theo các hình thức sau:

Thơng qua các kỳ họp HĐND, thơng qua các Hội nghị tiếp xúc cử tri, thông qua các Hội nghị đồn thể và các buổi họp dân, đồng thời thơng báo trên hệ thống thông tin đại chúng để thơng báo kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của xã, các dự án phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông…cụ thể như: đề án qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, dự toán thu, chi ngân sách xã hàng năm, việc thu và sử dụng các loại quỹ từ nguồn huy động đóng góp của nhân dân, các chủ trương vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, việc sơ kết các hoạt động của HĐND, UBND, kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án thu hồi đất. Qua đó để nhân dân biết được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp ý kiến với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về những vấn đề mà nhân dân quan tâm. 12 xã thực hiện tốt 14 việc, 5 xã thực hiện tốt 13 việc và 3 xã thực hiện tốt 11 việc.

Thực hiện có nền nếp, thường xuyên qui định về những việc cần thông báo để nhân dân biết đã trở thành cơng việc hàng đầu của chính quyền xã, thị trấn trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân nắm bắt những vấn đề thiết thực liên quan đến cuộc sống cộng đồng và bản thân mỗi cơng dân, từ đó làm cơ sở dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

* Về những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

Các nguồn kinh phí nhân dân đóng góp để xây dựng đường làng, ngõ xóm, xây dựng, sửa đổi, bổ sung bản qui ước làng, xây dựng và sửa chữa các cơng trình phúc lợi của địa phương đều được đưa ra để nhân dân họp bàn và quyết định công khai dân chủ, ủy ban nhân dân xã chỉ giám sát, kiểm tra sau khi đã được nhân dân góp ý và thực hiện.

Kết quả bầu cử HĐND 3 cấp năm 1999, năm 2004 – 2005, HĐND, ủy ban MTTQ đã tổ chức tốt công tác hiệp thương, lựa chọn giới thiệu người tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã vừa đảm bảo đúng luật vừa đảm bảo dân chủ, cơng khai. Từ đó nhân dân đã tích cực tham gia đi bầu cử để thực hiện quyền và trách nhiệm của mình, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu của toàn huyện cả hai đợt đạt trên 99,65%.

Kết quả 10 năm toàn huyện đã kiện toàn 20 ban thanh tra nhân dân với 172 thành viên, đã thành lập được 132 tổ hòa giải ở cơ sở với 1.135 thành viên, bầu được 128 trưởng thôn trưởng cụm dân cư. Thực hiện chức năng giám sát, Ban thanh tra nhân dân đã cùng với chính quyền và ngành chức năng đã nhận và giải quyết gần 2000 vụ kiến nghị của nhân dân, kết hợp với tổ hòa giải ở cơ sở hằng năm đã hòa giải hàng trăm vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần bảo vệ hạnh phúc của nhiều gia đình và giữ vững tinh thần ổn định tại các khu dân cư.

10 năm qua toàn huyện đã xây dựng được 113,11 km đường làng, ngõ xóm bằng bê tơng, lát gạch với tổng số tiền trên 153.394 triệu đồng, trong đó do nhân dân đóng góp trên 100 tỷ đồng. Xây dựng, bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh được 54/54 bản Qui ước làng, trong đó 05 bản qui ước làng đang được các cấp thẩm định. Xây dựng mới 14 trạm y tế xã, 15/20 điểm bưu điện văn hóa xã, 72 nhà văn hóa thơn, làng. Xây dựng mới được 69 trường học cao tầng với 630 phịng học với tổng kinh phí là 126 tỷ đồng. Có 10 xã làm tốt 6 việc và 10 xã làm tốt 5 việc.

* Về những việc nhân dân tham gia ý kiến chính quyền quyết định

Các dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, phương án đền bù đất đai đã được nhân dân tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến. Nhất là cuộc bầu cử HĐND 3 cấp và các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI, khóa XII, nhân dân đã phát huy quyền làm chủ của mình, đã lựa chọn và giới thiệu các đại biểu có

đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm với nhân dân tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp. Có 10 xã làm tốt 8 việc, 5 xã làm tốt 7 việc và 5 xã làm tốt 5 việc.

* Về những việc nhân dân giám sát, kiểm tra

Thông qua các kỳ họp HĐND, thơng qua Ủy ban MTTQ và các đồn thể nhân dân, thông qua các hoạt động của cơ quan kiểm tra Đảng, các cơ quan chấp hành pháp luật và cơ quan thanh tra Nhà nước, hoạt động thanh tra nhân dân – Ban giám sát cộng đồng. Nhân dân đã thực hiện chức năng giám sát của mình đối với các hoạt động của HĐND, hoạt động của đại biểu HĐND và cán bộ UBND giám sát việc thu, chi ngân sách xã, quản lý sử dụng đất đai, giám sát kết quả nghiệm thu các cơng trình do nhân dân đóng góp xây dựng, thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước.

Qua đó, nhân dân kiến nghị những vụ việc xử lý còn chậm, những vụ việc mới phát sinh để giúp cấp ủy, chính quyền và các đồn thể hồn thành nhiệm vụ theo chức năng của mình. 10 năm qua tính đến tháng 10/2008 đã nhận tổng số đơn là 1.032 đơn thư với 359 vụ, thuộc thẩm quyền cấp huyện là 180 vụ, đã giải quyết 68/98 vụ đạt 70,5%, số vụ còn tồn tại đang được xem xét giải quyết. Có 11 xã làm tốt 10 việc và 9 xã làm tốt 6 việc.

Kết quả điều tra do tác giả thực hiện tháng 5 năm 2010 trên địa bàn 19 xã và 1 thị trấn của Huyện Hoài Đức như sau:

Trong số 326 cán bộ cơ sở được hỏi thì có tới 261 người đã được đọc trực tiếp quy chế và 152 người đã trực tiếp tham gia và triển khai quy chế dân chủ. Đối với 353 người dân thì có 173 người đã nghe nói đến, 127 người đọc trực tiếp văn bản.

Trong số 353 người dân được hỏi về mức độ tham gia thực hiện quy chế thực hiện dân chủ của nhân dân, kết quả cho thấy trong lĩnh vực về dự án xây dựng cơng trình cơng cộng có 253 người được biết, 88 người được bàn, 65 người được quyết định,, 46 người được kiểm tra và 31 người không

được biết, 21 người được bàn, 9 người được kiểm tra nhưng có tới 120 người khơng được tham gia(xem Phụ lục 3, mục I, II, III).

Thực hiện các nội dung của phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” đã thực sự đi vào cuộc sống, là yêu cầu bắt buộc trong việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã ngày càng nhận thức đầy đủ hơn tầm quan trọng của việc thực hiện phương châm và ngày càng có kinh nghiệm hơn qua thực tiễn hơn 10 năm triển khai và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w