Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 30 - 32)

kinh tế, văn hóa – xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở cơ sở.

Thứ nhất, thực hiện pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường, thị trấn bảo

đảm và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hơn. Nhà nước thực hiện chính sách quản lý và phát triển kinh tế - xã hội thơng qua chính sách vĩ mơ và vi mô. Trong những năm qua hoạt động quản lý kinh tế của các cấp chính quyền đã được tách bạch, rạch rịi với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Đối với chính quyền cơ sở, đây vừa là nơi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là nơi chịu sự quản lý của cấp chính quyền cấp trên. Tồn bộ các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, ngắn hạn của tỉnh, huyện đều có ảnh hưởng và triển khai trên địa bàn xã, phường. Bên cạnh đó, việc hoạch định các mục tiêu của xã, phường cũng được HĐND xã, phường thông qua. Mặc dù tầm ảnh hưởng của Nghị quyết HĐND đối với việc phát triển kinh tế trên địa bàn không lớn, song những vấn đề mà nhân dân quan tâm, được biết, được bàn, được kiểm tra theo nội dung của pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quyết toán ngân sách, xây dựng cơ sở trường, trạm, các thiết chế văn hóa, cơng khai mức thuế, phí và lệ phí, vốn vay xóa đói, giảm nghèo, bình xét gia đình văn hóa, kế hoạch và phương án đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng triển khai các dự án trên địa bàn…đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở cả vùng miền. Do đó, thực hiện pháp lệnh về dân chủ xã, phường, thị trấn góp phần phát triển

kinh tế - xã hội hơn. Thực tiễn quá trình thực hiện pháp lệnh về dân chủ cơ sở cho thấy, khi tài chính được cơng khai, nhân dân được đóng góp ý kiến và sẵn sàng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, các cơng trình phúc lợi cơng cộng, đất đai được quản lý tốt hơn, việc chuyển đổi mơ hình hợp tác xã nông nghiệp được ủng hộ, công tác dồn điền đổi thửa tạo đà cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cơng tác xã hội hóa trong giáo dục, y tế được đẩy mạnh, do đó quyền của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế được bảo đảm hơn. Việc thực hiện dân chủ nằm trong một mục tiêu chung “tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường cũng là cơ sở

để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Pháp luật về dân chủ ở xã, phường là một bộ phận của pháp luật thực định, góp phần thực hiện chức năng duy trì trật tự xã hội. Quy chế dân chủ, các chế định pháp luật khác nhau về quyền công dân đảm bảo cho nhân dân được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, các quyền về kinh tế, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi gây mất dân chủ, ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Các quy định pháp luật đều c ó chế tài để răn đe, phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm quyền con người, quyền làm chủ của nhân dân. Thực hiện pháp lệnh dân chủ, nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề an ninh trật tự, xây dựng và tổ chức tự quản đời sống cộng đồng, chính quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết đơn thư dân nguyện, đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân. Thực tế chứng minh, ở địa phương nào thực hiện tốt dân chủ thì ở đó tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo, vì sự ổn định, bình yên của từng cụm dân cư góp phần xây dựng nên sự bình n, ổn định của cả địa phương, quốc gia, dân tộc.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w