ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HỒI ĐỨC

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 33 - 38)

HỒI ĐỨC

Hồi Đức là huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, giáp với trung tâm của thủ đơ Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên là 8.245 ha (trong đó vùng đồng bằng là 5.820 ha, vùng bãi là 2.425 ha); là huyện đất chật người đông với dân số là 183.484 người, mật độ dân số xấp xỉ là 2.200 người/km2. Hồi Đức có 20 đơn vị hành chính trực thuộc: thị trấn Trạm Trơi (ở phía bắc) và 19 xã (An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, Đông La, Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai, Song Phương, Sơn Đồng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Cơn, n Sở), có 54 làng, 132 khu dân cư. Tồn huyện có 73 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó 20 Đảng bộ xã, thị trấn, 6 đảng bộ trực thuộc, 47 chi bộ trực thuộc huyện ủy với tổng số 4.518 đảng viên, có 24 cơ quan hành chính, 6 doanh nghiệp Nhà nước và 202 doanh nghiệp ngoài quốc doanh...

Từ 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã: Đơng Xn, Tiến Xn, n Bình, n Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hồ Bình, huyện Hồi Đức được sáp nhập vào Hà Nội.

Thành tựu to lớn của nhân dân Hoài Đức trong hơn 20 năm đổi mới là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khai phá ngày càng có hiệu quả thế mạnh của địa phương vào phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương đổi mới tồn diện, sâu sắc với những bước đi thích hợp, trong đó, đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Hoài Đức đã tạo nên những thành quả rất to lớn trên mặt trận xây dựng và phát triển một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nằm trong vùng Đồng bằng Châu thổ Sơng Hồng, đã từ lâu, Hồi Đức đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú (nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ở Kim Chung…). Đây là điều kiện cơ bản để Hồi Đức phát triển mạnh cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm cạnh khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh), lại có hệ thống đường giao thông thuận tiện nối liền Hồi Đức với thủ đơ Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước bằng quốc lộ 6 và quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, các tỉnh lộ 70, 72, 79; đặc biệt, trong thời gian tới, tuyến đường vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội và tuyến đường Lê Trọng Tấn kéo dài sẽ đi qua 6 xã của huyện Hoài Đức (An Khánh, Vân Canh, Di Trạch, Dương Nội, Kim Chung, La Phù) sẽ biến Hoài Đức thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trong những năm gần đây, công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Tốc độ tăng trưởng ngành cơng nghiệp bình qn đạt 15,2%/năm. Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của cơng nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp trong thời gian qua không chỉ đem lại mức thu nhập ổn định cho người lao động mà cịn góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện cũng phát triển khá đồng bộ. Khai thác triệt để vị trí giao thơng thuận lợi là giáp với Hà Nội – thị trường tiêu thụ lớn nhất miền Bắc – đầu mối giao thương buôn bán với các tỉnh, thành trong cả nước, những năm qua, thương mại – dịch vụ đã có mức tăng trưởng khác, đáp ứng nhu cầu về đầu ra, đầu vào của các ngành sản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản và nhu cầu của thị trường Hà Nội. Hàng năm, Hoài Đức cung cấp khoảng 10% nhu cầu về rau, quả, các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến (miến, mỳ…) cho thành phố Hà Nội.

Trong thời gian tới, huyện Hoài Đức đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Về công nghiệp, xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện chủ trương khai thác tiềm năng của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế để phát triên công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đáp ứng nhu cầu đời sống, phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới. Để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trên, huyện đã tiến hành quy hoạch 15 cụm điểm công nghiệp và xây dựng các vùng công nghiệp tập trung.

Về thương mại – dịch vụ, với mục tiêu đưa thương mại – dịch vụ thành thế mạnh của huyện, Hoài Đức chủ trương tổ chức lại hệ thống lưu thơng hàng hóa và các tổ chức thương mại – dịch vụ, xây dựng các chợ nông thôn, xây dựng các trung tâm buôn bán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, kết hợp hình thức xanh – sạch ven sông Đáy để thu hút khách du lịch và phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân trong huyện.

Về nông nghiệp, huyện chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trên địa bàn. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trông, vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng: vùng trồng cây ăn quả ở ven sông Đáy và dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, vùng rau sạch ở Vân Cồn …

Để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới xây dựng khu đơ thị văn minh, hiện đại, trong thời gian tới, Hoài Đức sẽ triển khai dự án đường vành đai số 4 của Hà Nội đi qua 6 xã trong huyện. Trong tương lai khơng xa, khi dự án này hồn thành, Hồi Đức sẽ trở thành một khu đô thị mới của Thủ đô.

Quán triệt sâu sắc quan điểm gắn phát triển kinh kế với phát triển xã hội, giải quyết hài hòa vấn đề tăng trưởng và phát triển; phát triển kinh tế hướng vào phục vụ phát triển con người, trong hơn hai mươi năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Hồi Đức đã nỗ lực khơng ngừng, làm cho đời sống văn hóa – xã hội trên địa bàn có những chuyển biến khá tích cực, đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện nhiều mặt.

Nhận thức rõ phát triển nguồn nhân lực là khâu quyết định triển vọng thành cơng của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, khắc phục những hạn chế về lao động thiếu kỹ năng và năng suất thấp, nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế; tạo lập những tiền đề, cơ sở quan trọng hàng đầu để tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức, Hoài Đức đã tập trung nhiều nguồn lực cho lĩnh vực cốt yếu là phát triển giáo dục – đào tạo. Cơng tác xã hội hóa giáo dục đã từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng trong nhân dân. Hoài Đức đã từng bước sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tích cực huy động các nguồn vốn khác trong cộng đồng. Công tác khuyến học phát triển đa dạng với nhiều hình thức của các tổ chức xã hội, trong dòng họ; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong phát triển giáo dục. Đến năm 2008, giáo dục – đào tạo của huyện phát triển tương đối đa dạng và toàn diện cả về mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy, số lượng học sinh và giáo viên.

Hoài Đức đã thực hiện tốt cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đảng bộ đã lãnh đạo củng cố mạng lưới y tế; thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, động viên toàn dân tham gia bảo hiểm y tế. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, quản lý chặt chẽ các dịch vụ y dược tư nhân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được quan tâm đầu tư. Y tế cộng đồng trên địa bàn từng bước phát triển dưới nhiều hình thức như phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật, khám chữa bệnh nhân đạo. Công tác y tế đã phối hợp chặt chẽ với công tác dân số - kế hoạch hóa gia

đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em, đảm bảo nâng cao chất lượng dân số và hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, bảo đảm cơ cấu và phát triển dân số ổn định.

Một kết quả to lớn là Hoài Đức đã triển khai thực hiện tốt các chính sách xã hội, trong đó giải quyết việc làm gắn với xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng. Đảng bộ huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện 2 chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Kết quả là tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 7,35% năm 1995 giảm còn 3% năm 2000, cơ bản khơng cịn hộ đói. Nếu như trong thời gian từ 1995 đến năm 2000, toàn huyện đã tạo thêm việc làm cho gần 16.500 lao động thì trong 5 năm 2001-2005, trung bình mỗi năm huyện giải quyết việc làm cho 9.500 người, trong đó tạo việc làm mới cho 4000-5000 người có thu nhập ổn định.

Hồi Đức cũng thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng chính sách, nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có cơng; đẩy mạnh phong trào tồn dân chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hung; quan tâm và khuyến khích làm việc thiện giúp đỡ người nghèo, tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa thông qua các cuộc vận động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”…Các hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội (được coi như ngân hàng của người nghèo)diễn ra sơi động, khá hiệu quả và các đồn thể chính trị - xã hội đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh đã thực hiện tốt kênh huy động vốn giúp đỡ người nghèo, các hộ nghèo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Thấu suốt quan điểm văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển; là nền tảng tinh thần của xã hội, Hoài Đức quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa theo hướng vừa hiện đại, vừa đậm chất truyền thống, giàu bản sắc dân tộc. Các cấp ủy, chính quyền và đồn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh, gia

nghệ quần chúng, giữ gìn thuần phong mỹ tục, tổ chức các hoạt động lễ hội, bảo vệ tốt văn hóa truyền thống, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác. Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng khơng chỉ được đẩy mạnh vào các dịp lễ tết, kỷ niệm những ngày lễ lớn của địa phương và đất nước, với nhiều nội dung, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí ngày càng đa dạng của nhân dân, mà cịn ln được mở rộng dưới các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ văn nghệ, thơ ca, văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa làng. Số lượng các ấn phẩm văn hóa như báo chí, bản in được tăng cường và đa dạng hơn; hầu hết các xã đã có tủ sách pháp luật và các phương tiện phục vụ thông tin tuyên truyền cần thiết. Qua đẩy mạnh các cuộc vận động văn hóa, nếp sống và thái độ ứng xử ở nơi làm việc và nơi cơng cộng bước đầu có những chuyển biến tích cực, phong trào văn hóa ln nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w