- Tỷ lệ phối không đạt yêu cầu
3.1.4.5 Biểu đồ phân bố mật độ:
Việc tổ chức đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cần phải thu thập rất nhiều dữ liệu khác nhau, những giá trị này thể hiện những giá trị đo khác nhau trong từng nhúm mẫu và phõn tán trong những khoảng khác nhau, không theo một trình tự. Do đó rất khó khăn trong việc đánh giá các thông tin do chúng đem lại. Vì vậy, người ta dùng biểu đồ phân bố mật độ nhằm phõn loại, sắp xếp các dữ liệu dưới những dạng khác nhau theo đặc điểm của các dữ liệu thu được. Đõy là dạng biểu đồ hình cột cho thấy sự thay đổi, biến động của một tập hợp các dữ liệu theo những hình dạng nhất định, trong đó khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất được biểu thị qua chiều cao. Qua hình dạng của biểu đồ, ta có những kết luận chớnh xác về tình hình bình thường hay bất thường của chỉ tiêu chất lượng hoặc quá trình, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời.
nghiệp
- Phân bố chuẩn: có dạng hình quả chuông. Nếu phần lớn dữ liệu nằm trong khoảng 4 sai lệch chuẩn (σ) chứng tỏ khi có những biến thiên trong quá trình thì sản phẩm vẫn không bị loại bỏ và nằm trong giới hạn cho phép.
- Phân bố không chuẩn: có dạng răng lược, dạng hai đỉnh, dạng bề mặt tương đối bằng phẳng không có đỉnh rừ ràng, dạng phân bố lệch không đối xứng, dạng vách núi, và dạng hai đỉnh tách rời biệt lập trong đó có một quả chuông lớn và một quả chuông nhỏ; mỗi dạng phõn bố phản ánh một tình trạng không tốt, đều cần phải điều chỉnh.
Biểu đồ phân bố mật độ có ý nghĩa lớn trong quản lý chất lượng. Nó cho
phép phát hiện tỷ lệ hỏng thấp hay cao hơn chuẩn, giá trị trung bình có trùng với đường tõm của các giới hạn chuẩn không, độ phân tán của các dữ liệu so với giới hạn tiêu chuẩn, từ đó kiểm tra, kiểm soát khả năng của quá trình và thiết bị, phát hiện các sai số về đo.
Để đảm bảo có những kết luận chớnh xác về thực trạng của quá trình, khi thu thập dữ liệu phải ít nhất là từ 50 dữ liệu trở lên.
Ta sử dụng biểu đồ phân bố mật độ để phõn tích tình hình của công đoạn cán bánh trong quá trình sản xuất bánh quy với dữ liệu thống kê thu được từ kiểm tra chọn mẫu về kích thước của bánh được cho ở bảng 3.6.
Bảng 3.6 - Dữ liệu thống kê về độ dày của bánh quy
Đơn vị: mm 6.5 7.0 7.1 7.5 7.3 7.4 6.8 7.3 7.2 7.1 6.5 7.2 8.0 7.1 7.9 6.6 6.5 7.0 7.2 6.7 7.3 7.6 7.5 7.3 7.6 7.8 7.9 7.0 7.8 7.5 6.7 7.0 8.1 6.8 6.9 7.4 7.3 8.3 7.4 7.2 6.9 6.6 7.2 7.6 7.7 7.1 7.3 7.6 6.8 7.4
- Bước 1: Xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất từ bảng dữ liệu:
Xmax = 8.3; Xmin = 6.5
nghiệp
- Bước 3: Xác định số lớp k. Có 2 cách phổ biến chọn Không phù hợp, cách thứ nhất lấy k là căn bậc hai của tổng số dữ liệu trong bảng (trong bảng là 50 dữ liệu) hoặc trong một số trường hợp lấy K là số lớn hơn trong số hàng và số cột của dữ liệu: k= 10.
- Bước 4: Xác định độ rộng của lớp h= (Xmax – Xmin)/k= 1.8/10=0.18≈0.2 - Bước 5: Xác định đơn vị giá trị của giới hạn lớp =h/2 = 0.2/2=0.1
- Bước 6: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của từng lớp:
GHT =Xmin ±h/2 = 6.5 + 0.1 = 6.6 = 6.5 – 0.1 = 6.4 Ta có bảng số liệu như sau:
STT Biên giới lớp Giá trị giữa Tần suất
1 6.4 – 6.6 6.5 3 2 6.6 – 6.8 6.7 4 3 6.8 – 7.0 6.9 5 4 7.0 – 7.2 7.1 8 5 7.2 – 7.4 7.3 11 6 7.4 – 7.6 7.5 7 7 7.6 – 7.8 7.7 5 8 7.8 – 8.0 7.9 4 9 8.0 – 8.2 8.1 2 10 8.2 – 8.4 8.3 1 Tổng 50
nghiệp
Biểu đồ phân bố mật độ cho các dữ liệu về độ dày của bánh quy trong công
đoạn cán sau khi lập có dạng hình quả chuông. Đõy là dạng phõn bố chuẩn, chứng tỏ công đoạn cán thuộc quá trình sản xuất bánh quy Hương Thảo là bình thường.
Ta có thể sử dụng biểu đồ phân bố mật độ cho tất cả các công đoạn, các quá trình sản xuất và các đặc tớnh của sản phẩm trong Công ty.