3 Biểu đồ Pareto:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Áp dụng công cụ thống kê nhằm kiểm soát và cải tiến chất lượng tại công ty CP bánh kẹo Hải Châu (Trang 59 - 62)

- Trọng lượng 11 12 cái/ 100g 12 13 cái/ 100g

3.1.4.3 Biểu đồ Pareto:

Biểu đồ Pareto cùng với sơ đồ nhõn quả và biểu đồ phân tích khả năng của

quá trình là 3 kỹ thuật cải tiến liên tục được sử dụng rất phổ biến.

Biều đồ Pareto thực chất là đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất lượng

thu thập được theo kiểu các hư hỏng của sản phẩm hoặc dịch vụ, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, cho biết vấn đề nào quan trọng nhất cần phải tập trung

nghiệp

giải quyết trước nhất. Nhìn vào biểu đồ người ta thấy rừ kiểu sai sót phổ biến nhất, thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất lượng.

Để lập biểu đồ Pareto cần phải thực hiện các bước sau:

-Bước 1: Xác định các loại sai sót, các kiểu hư hỏng của sản phẩm, dịch vụ và thu thập dữ liệu (dựa vào phiếu kiểm tra đã trình bày ở mục 3.1.4.3 để thu thập dữ liệu).

- Bước 2: Sắp xếp các dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé. - Bước 3: Tớnh tỷ lệ % của từng dạng sai sót.

- Bước 4: Xác định tỷ lệ % theo sai số tích luỹ.

Qua các số liệu thu thập được về các dạng khuyết tật của sản phẩm bánh quy Hương Thảo dựa trên việc kiểm tra lấy mẫu sản phẩm vào cuối chu kỳ sản xuất, sau khi tớnh toán và sắp xếp ta có bảng tổng hợp các khuyết tật của sản phẩm cũng như tỷ lệ % các dạng khuyết tật được cho trong bảng 3.3

- Bước 5: Vẽ đồ thị hình cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tớnh ở trên theo thứ tự từ cao xuống thấp và vẽ đường tích luỹ theo số % tích luỹ đã tớnh. - Bước 6: Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các đặc trưng của sai sót lên đồ thị.

Bảng 3.3 – Các khuyết tật của sản phẩm bánh quy Hương Thảo

Số kiểm tra (N): .... Dạng khuyết tật Số khuyết tật Tỷ lệ % các dạng khuyết tật Khuyết tật tích luỹ Tỷ lệ % khuyết tật tích luỹ

1.Vân hoa không rõ nét 208 41.6 208 41.6

2.Bị dập nát 121 24.2 329 65.8 3.Bị sống 69 13.8 398 79.6 4.Có vết cháy đen 42 8.4 440 88 5.Khụng đúng hình dạng thiết kế 26 5.2 466 93.2 6.Không mịn mặt 23 4.6 489 97.8 7.Các khuyết tật khác 11 2.2 500 100 Tổng số 500 100

nghiệp

Từ số liệu đã được tớnh toán và sắp xếp trong bảng, ta tiến hành vẽ đồ thị:

Bằng cách ghi các sai hỏng lên biểu đồ theo thứ tự xuất hiện giảm dần, biểu đồ Pareto cho thấy rõ tầm quan trọng của các dạng sai hỏng được phát hiện.

Dựa vào định luật Pareto ta thấy một số ít kiểu hư hỏng là nguyên nhõn gõy ra các tác hại nhiều nhất. Biều đồ Pareto cho ta thấy cần phải loại trừ kiểu hư hỏng nào trước nhất.

Nhìn trên biểu đồ, ta thấy dạng khuyết tật chủ yếu của sản phẩm bánh quy Hương Thảo là “Võn hoa không rừ nét” vì nó thường xảy ra nhất (có tỷ lệ % lớn nhất). Sau đó là các khuyết tật “Bị dập nát”, “Bánh sống”,... Đường tỷ lệ % khuyết tật tích luỹ cũng cho ta thấy những khuyết tật nào xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng nhất. Độ dốc của đường này càng cao chứng tỏ vấn đề đang xét cần phải ưu tiên giải quyết. Nhờ vào biểu đồ Pareto, ta thấy cần phải tập trung để giải quyết tình trạng sản phẩm bánh quy Hương Thảo có võn hoa không rừ nét đầu tiên vì nó làm ảnh hưởng nhất đến việc không đạt các tiêu chuẩn cảm quan của bánh.

nghiệp

Việc phõn tích Pareto sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi nghiên cứu các vấn đề chất lượng, vì nó giúp chia vấn đề ra làm nhiều mảng nhỏ. Biểu đồ Pareto có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm, và cũng có thể lập cho các dạng khuyết tật trong một công đoạn hay một quá trình sản xuất của Công ty.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Áp dụng công cụ thống kê nhằm kiểm soát và cải tiến chất lượng tại công ty CP bánh kẹo Hải Châu (Trang 59 - 62)