Hàng hóa phục vụ cho TTCK

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 28 - 37)

Nói đến thị trường là phải nói đến hàng hoá – sẽ không thể tồn tại và phát triển được nếu như thị trường không có hàng hoá. Tuy nhiên mỗi loại thị trường có những loại hàng hoá giao dịch riêng. Ở TTCK, hàng hoá của thị trường bao gồm có nhiều loại với tên gọi riêng. Nhưng xét về mặt lịch sử và theo cách gọi có tính thống nhất, các loại hàng hoá này đều có tên gọi chung – đó là CK. Sự hình thành và phát triển của TTCK quyết định bởi chính sự xuất hiện của CK cùng với chất lượng và số lượng của chúng được mua bán trên thị trường.

Tác giả William F Sharpe trong cuốn Investments đã có định nghĩa cụ thể hơn về CK như sau : “CK là từ được dùng để chỉ một chứng từ hợp pháp, xác nhận quyền được hưởng một số quyền lợi có thể có trong tương lai trong một số điều kiện nhất định”.

Trong định nghĩa này, Ông William F Sharpe lại chưa thể hiện rõ quan hệ giữa chủ thể phát hành CK và người đầu tư (người sở hữu CK) – Đó là việc xác nhận tham gia đầu tư hoặc cho vay vốn. Vì vậy, theo em: “CK có thể hiểu là một thuật ngữ được dùng để chỉ các loại chứng từ có giá do một chủ thể phát hành, nhằm xác nhận một cách hợp pháp việc tham gia đầu tư, cho vay vốn hoặc quyền được hưởng một số quyền lợi trong một số điều kiện nhất định của sở hữu chủ chứng từ đó đối với chủ thể phát hành”.

Ở trên TTCK, CK có một số đặc điểm như sau:

chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. CK có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường và nói chung, các CK khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau.

+ Tính rủi ro: CK là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu sự tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống.

Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sư thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất…

Rủi ro không có hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó để ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các CK đó. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức - người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm.

+ Tính sinh lời: CK là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá CK trên thị trường. Khả năng sinh lời bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý “Mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn”.

a./ Cổ phiếu (Stock)

Khi một công ty cổ phần gọi vốn để thành lập hoặc mở rộng hiện đại hoá sản xuất, thì số vốn đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần (Share), người mua cổ phần được gọi là cổ đông (Stock holders). Giấy

chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu.

Cổ phiếu là một chứng thư, chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần hay nói cách khác cổ phiếu là một giấy chứng nhận việc đầu tư vốn của một chủ thể vào một công ty cổ phần.

Như vậy, chính công ty cổ phần đã khai sinh ra cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới có cổ phiếu. Các cổ đông – người mua cổ phiếu của công ty, không phải là người cho công ty vay tiền, không phải là chủ nợ đối với công ty, mà là người hùn vốn cùng công ty hoạt động, là người chủ sở hữu công ty. Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi là CK vốn.

Cổ phiếu có 2 loại chủ yếu:

* Cổ phiếu thường (Common Stock)

Tương tự như các loại cổ phiếu, cổ phiếu thường là một CK vốn, không có kỳ hạn, tồn tại với sự tồn tại của công ty, lợi tức cổ phiếu được trả vào cuối niên để quyết toán gọi là cổ tức. Đặc điểm của cổ phiếu thường là:

- Lợi tức của cổ phiếu (cổ tức) không ổn định, phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được hàng năm của công ty và chính sách chia lời của công ty.

Khi công ty thành đạt trong hoạt động kinh doanh, các cổ đông của cổ phiếu thường thu được cổ tức thấp, thậm chí là không có cổ tức.

Ngay trong trường hợp công ty hoạt động tốt, lợi nhuận thu được cao, cổ tức mà các cổ đông của cổ phiếu thường nhận được vẫn có thể không cao do chính sách chia lời của công ty – tỷ lệ dành cho tích luỹ cao.

- Việc trả cổ tức đối với cổ phiếu thường có thể thực hiện bằng các hình thức sau:

+ Trả bằng tiền mặt – đây là hình thức sử dụng phổ biến nhất, phù hợp với nguyện vọng của các nhà đầu tư.

+ Trả bằng chính cổ phiếu của công ty, nếu công ty làm ăn tốt thì hình thức này rất hấp dẫn đối với những người có ý muốn đầu tư tiếp.

thực tế.

- Cổ phiếu của công ty không cho nhà đầu tư một sự hứa hẹn hoàn trả lại số vốn đầu tư vì đây không phỉa là khoản nợ đối với công ty – vì vậy nó còn được gọi là một CK vĩnh viễn.

- Cổ đông của cổ phiếu thường được hưởng một số quyền khi họ mua cổ phiếu của công ty như:

+ Quyền lựa chọn Hội đồng quản trị công ty (thông qua các đại hội cổ đông).

+ Quyền bỏ phiếu về tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ tài sản của công ty như: sự sát nhập, khả năng thanh toán, phát hành cổ phiếu bổ sung…

+ Quyền được cung cấp thông tin cụ thể về tiến trình hoạt đọng của công ty. + Quyền truy đòi cuối cùng đối với tài sản của công ty phát hành (chia lợi nhuận ròng của công ty – khi có lãi, chia giá trị thị trường của tài sản công ty – khi thanh lý).

Với các đặc điểm, cho thấy cổ phiếu thường bao hàm nhiều yếu tố rủi ro, giá cả cổ phiếu biến động nhiều trên thị trường. Do đó, khi đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư phải phân tích xem xét kỹ lưỡng để chọn đúng hướng đầu tư, nhằm thu được lợi tức cao.

* Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock)

Cổ phiếu ưu đãi hay còn gọi là cổ phiếu đặc quyền – là loại cổ phiếu được hưởng những quyền ưu tiên hơn so với cổ phiếu thường, nếu như cố tức của cổ phiếu thường không cố định thì ngược lại cổ đông của cổ phiếu ưu đãi được hưởng một mức cổ tức cố định hàng năm (nghĩa là không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty). Nếu như cổ phiếu thường chỉ cho phép cổ đông quyền truy đòi cuối cùng đối với tài sản của công ty phát hành thì cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường, được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty (khi công ty

bị phá sản hoặc giải thể) trước so với cổ phiếu thường. Nghĩa là cổ phiếu ưu đãi mang tính rủi ro ít hơn cổ phiếu thường – chính vì lẽ đó, giá cả của cổ phiếu ưu đãi trên thị trường thường không dao động lên xuống nhiều như giá cả của phiếu thông thường.

Vì vậy, loại cổ phiếu này phù hợp với những nhà đầu tư muốn có thu nhập ổn định, đều đặn, không thích mạo hiểm, rủi ro. Nhưng lại không phù hợp với những nhà đầu tư muốn tham gia quản lý kiểm soát công ty, vì cổ đông của cổ phiếu ưu đãi không có tiếng nói và quyền bầu Hội đồng quản trị công ty như cổ phiếu thường.

Để tạo nên sự hấp dẫn hơn cho cổ phiếu ưu đãi, phù hợp với tâm lý muôn vẻ của các nhà đầu tư, cổ phiếu ưu đãi được đa dạng hoá và phân chia thành nhiều loại khác nhau.

+ Cổ phiếu ưu đãi dồn lãi và cổ phiếu ưu đãi không dồn lãi

Loại cổ phiếu ưu đãi được công ty bảo đảm cho sở hữu chủ, nếu năm tài chính này không được chia lợi tức thì sẽ được cộng dồn vào năm tài chính tiếp theo – gọi là cổ phiếu ưu đãi dồn lãi.

Ngược lại, loại cổ phiếu ưu đãi mà số nợ lãi cổ phiếu sẽ bị công ty huỷ bỏ khi công ty không có lợi nhuận để trả đủ - gọi là cổ phiếu ưu đãi không dồn lãi.

+ Cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần và cổ phiếu ưu đãi không tham dự chia phân

Loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông của cổ phiếu hưởng một phần lợi tức phụ thuộc theo qui định, khi công ty làm ăn có lãi gọi là cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần. Ngược lại, loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông của cổ phiếu chỉ được hưởng lãi cổ phần ưu đãi, ngoài ra không được hưởng thêm bất kỳ một khoản lợi nào, ngay cả khi công ty làm ăn phát đạt vượt bậc – gọi là cổ phiếu ưu đãi không tham dự chia phần.

Đây là loại cổ phiếu ưu đãi được các cổ đông rất ưa chuộng, loại cổ phiếu này bao gồm một điều khoản cho phép người chủ sở hữu cổ phiếu được chuyển đổi thành một số lượng nhất định các cổ phiếu thông thường trong một thời gian nhất định.

Vì cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi luôn gắn liền với cổ phiếu thường, do đó giá cả của loại cổ phiếu ưu đãi này giao động nhiều hơn so với giá cả của các loại cổ phiếu ưu đãi khác. Nếu công ty thành đạt, giá trị cổ phiếu thường gia tăng trên thị trường thì giá cả các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi cũng gia tăng tương ứng. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu thường sụt giảm thì giá cả cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi cũng bị tác động theo.

+ Cổ phiếu ưu đãi có thể bồi hoàn

Đây là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi phát hành có ghi kèm điều khoản rằng: Công ty có thể bồi hoàn trọn số tiền mua cộng thêm một khoản chi thưởng theo tỷ lệ phần trăm (thường là 5%) trên mệnh giá cho sở hữu chủ để chuộc lại cổ phiếu ưu đãi.

Thường thường, công ty sử dụng quyền bồi hoàn này để thu hồi các cổ phiếu ưu đãi được hưởng lãi suất cổ phần cao để thay thế bằng những cổ phần có lãi suất cổ phần thấp hơn nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Tóm lại, với những đặc trưng của mình đã tạo cho các công ty cổ phần những ưu thế tuyệt diệu, có khả năng huy động tập trung được khối lượng vốn khổng lồ cho sự phát triển từ những số vốn lẻ trong dân chúng. Nhờ có cổ phiếu, vốn đầu tư của các nhà cổ đông không bị bất động, họ có thể chuyển vốn đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ công ty này sang công ty khác bằng cách mua bán cổ phiếu trên thị trường. Chính vì lẽ đó, giáo sư Wolfan Engels, trong tác phẩm “TTCK và công ty cổ phần” đã khẳng định: “Không có sáng kiến tìm ra cổ phiếu thì không thể nghĩ đến phát triển”. Cổ phiếu đã trở thành công cụ để chuyển những dành dụm trong mọi tầng lớp dân cư vào đầu tư sản xuất. Cổ phiếu tạo điều kiện tách bạch chức năng của

nhà kinh doanh với chức năng của nhà cấp vốn. Một người có tài kinh doanh có thể trở thành nhà kinh doanh kể cả khi anh ta không giàu.

b./ Trái phiếu (Bond)

Khác với cổ phiếu là một CK vốn, trái phiếu là một CK hứa nợ dài hạn của chủ thể phát hành. Người phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ trả lãi trái phiếu và hoàn trả vốn gốc của trái phiếu cho sở hữu chủ trái phiếu (trái chủ) khi đáo hạn. Vì vậy, trái phiếu còn được gọi là CK nợ.

Đặc điểm cơ bản của trái phiếu là:

- Chủ thể phát hành không chỉ là công ty mà còn có chính phủ hoặc chính quyền địa phương.

- Nếu như người mua cổ phiếu của công ty, trong thực tế là người mua một phần của công ty, là người sở hữu công ty, thì trái lại người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền, là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu.

- Nếu như thu nhập chủ yếu của sở hữu chủ cổ phiếu là cổ tức – phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, thì trái lại thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi – là khoản thu cố định, không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của người chủ phát hành.

- Nếu như cổ phiếu là CK, cung cấp cho người chủ sở hữu quyền truy đòi cuối cùng đối với tài sản công ty, thì trái lại trái phiếu là CK nợ, vì vậy nếu công ty bị giải thể hoặc bị phá sản thì trước hết công ty ưu tiên trả nợ cho các trái chủ trước, sau đó còn lại mới phân chia cho các cổ đông. Thứ tự bồi hoàn là:

(1) Trái chủ hay các chủ nợ. (2) Cổ đông của cổ phiếu ưu đãi. (3) Cổ đông của cổ phiếu thường.

đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, đây là dạng đầu tư được các nhà đầu tư và các định chế đầu tư ưu chuộng.

Căn cứ vào phương thức tổ chức phát hành, trái phiếu bao gồm có 2 loại:

+Trái phiếu công ty

Trái phiếu công ty là trái phiếu do công ty phát hành với mục đích huy động vốn để bổ sung vốn tạm thời thiếu phục vụ cho đầu tư phát triển.

Trái phiếu công ty có rất nhiều loại, tuỳ thuộc vào điều kiện, sự tính toán mà công ty có thể lựa chọn cho mình một trong những loại trái phiếu đặc trưng sau để phát hành bao gồm: trái phiếu thế chấp, trái phiếu tín chấp, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu thu nhập, trái phiếu cầm cố ưu tiên, trái phiếu chiết khấu, trái phiếu hỗ trợ hàng hoá, trái phiếu lãi suất thả nổi…

+ Trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương

Trái phiếu chính phủ hoặc chính quyền địa phương là CK nợ do chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt ngân sách và tài trợ cho các dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương.

Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu an toàn nhất vì có nguồn vốn ngân sách Nhà nước là đảm bảo, người mua trái phiếu chính phủ thường được miễn thuế thu nhập.

Tương tự như trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ cũng bao gồm nhiều loại phong phú và đa dạng như : trái phiếu đô thị, công trái Nhà nước, trái phiếu thế chấp.

c./ Các chứng khoán khác

+ Chứng quyền (Preemtive Right)

Nếu công ty quyết định tăng thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới và nếu các cổ phiếu mới này được bán cho các cổ đông mới, thì việc phát

hành cổ phiếu mới sẽ ảnh hưởng đến quyền sở hữu đối với công ty của các cổ

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w