Nền kinhtế Lào

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 47 - 57)

CHDCND Lào là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa Bán Đảo Đông Dương với diện tích 236.800 km2, được chia thành 17 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn. Đất nước Lào là đất nước của màu xanh với núi rừng trùng điệp chiếm 75% diện tích, phần lớn nằm ở phía Bắc và phía Đông. Về nguồn tài nguyên khoáng sản, qua đánh giá của các nhà địa chất, thì trữ lượng khá lớn và chất lượng tương đối tốt, có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho nền kinh tế quốc dân. Một số khoáng sản đang được khai thác như: than đá, quặng sắt, thiếc, chì, kẽm, vàng, bạc, thạch cao, ...Hiện giờ, các nhà địa chất đang tìm kiếm, phát triển khoáng sản tài nguyên quý, có khả năng khai thác lớn và thu hút được đầu tư nước ngoài. Dù sao hiện nay, sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên của Lào vẫn còn là một tiềm năng lớn để khai thác, chế biến hàng xuất khẩu, tăng nguồn tích luỹ trong nước, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá mà lại thiếu thốn về nhiều mặt, từ nguồn nhân lực đến nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật đến khả năng tổ chức quản lý kinh doanh.

Từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng (02/12/1975) đã mở ra một kỷ nguyên mới, huy hoàng, phồn vinh và tiến bộ xã hội cho nhân dân các bộ tộc Lào. Nhà nước xác định 2 nhiệm vụ chiến lược là: Bảo vệ vững chắc chính quyền dân chủ, hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục sản xuất phát triển kinh tế-văn hoá xã hội của chế độ mới; từng bước cải thiện đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, tuy đã có khá nhiều thay đổi nhưng nền kinh tế Lào vẫn ở trình độ thấp, mang nặng tính tự nhiên và nửa tự nhiên. Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào tháng 11 năm 1986 đã vạch ra đường lối “đổi mới kinh tế” nhằm chuyển nền kinh tế còn mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hoá-nền kinh tế thị trường, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp…Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế có nhiều thuận lợi và triển vọng, nhưng Lào đã gặp không ít khó khăn và có nhiều thách thức đặt ra trước mắt.

Cuối năm 1986 Lào bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới dựa theo kinh nghiệm của Việt Nam: Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương đổi mới ở Việt Nam, trong đó có đổi mới kinh tế. Các Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001), Đại hội X (2006) đã khẳng định và hoàn thiện đường lối chủ trương đổi mới. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế ở Việt Nam là thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện và thiết lập đúng đắn mỗi quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị, coi chuyển đổi mô hình kinh tế là trọng tâm để đẩy mạnh cải cách kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị, chuyển đổi mô hình kinh tế luôn nhằm đảm bảo lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, tập trung giải quyết mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

Nền kinh tế quốc dân tiếp tục được mở rộng và phát triển lên tục, tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng lên và được thể hiện thông qua các giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm (từ 1981 đến 2005).

Đơn vị tính : %

* Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư Lào

Hình sồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các giai đoạn kế hoạch

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào chưa đều, giai đoạn II (năm 1986 – 1990) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (4,5%) là do tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài tác động vào nền kinh tế của Lào. Trong nước: năm 1986 Chính phủ Lào thực hiện chương trình cải cách toàn diện được gọi là cơ chế kinh tế mới nhằm chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, đến năm 1988 Nhà nước Lào đã ban hành luật đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng diễn ra nhiều sự kiện như chế độ chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ vào năm 1990 – 1991 tại Liên bang Xô Viết làm cho nền kinh tế của một số nước trên thế giới nói chung và nền kinh tế của Lào nói riêng bị chậm lại. Giai đoạn IV (năm 1996 – 2000) tốc độ tăng trưởng của Lào là 6,2% là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á diễn ra ở trong khu vực năm 1997 làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Lào.

(%)

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế Lào, đặc biệt ảnh hưởng tới ổn định kinh tế vĩ mô nói chung như lạm phát cao, đồng tiền nội địa mất giá, thâm hụt tài chính và thương mại ở mức cao. Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng lên hệ thống tài chính quốc gia đến nay vẫn chưa được đánh giá đầy đủ. Mặt khác, thậm chí ngay khi cuộc khủng hoảng còn đang diễn ra, tăng trưởng GDP vẫn rất mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tới 6,3% (1996 – 2005).

Trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, đóng góp GDP chủ yếu từ khu vực dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 58% năm 1992 xuống mức 50,1% năm 2002, trong khi đó, sản lượng của sản xuất công nghiệp tăng từ 16,7% lên 25,3% và khu vực dịch vụ từ 23,5% lên 26,4%. Trong suốt thời kỳ tiền khủng hoảng, bên cạnh ODA và FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP.

Các dòng FDI (vốn đầu tư được giải ngân) lên đến 7,8 triệu USD năm 1992 và 128 triệu USD năm 1997. FDI tăng lên trong giai đoạn này là nguồn vốn rất quan trọng để Chính phủ cân đối thâm hụt ngân sách, tăng sản xuất hàng hoá để xuất khẩu.

Khi khủng hoảng kết thúc các khoản đầu tư ODA chủ yếu được sử dụng tập trung vào xây dựng và khôi phục hệ thống thủy lợi nhằm mục tiêu ổn định lương thực, tăng cường chương trình an toàn lương thực và thực phẩm. Mục tiêu đặt ra trong chương trình này “một trong 8 chương trình ưu tiên” là khôi phục tăng trưởng năng suất trong nông nghiệp đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi trận lụt lớn năm 1996, khiến mức sản lượng giảm xuống còn 2,8%, thời kỳ trước khủng hoảng, khu vực nông nghiệp đóng góp đáng kể trong mức tăng trưởng cao của GDP, mặc dù công nghiệp và dịch vụ chiều hướng giảm sút.

Mặc dù trên thực tế, các ngành kinh tế thực chất đã góp rất tích cực, song mục tiêu đặt ra trong năm 2000 trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm

1996 – 2000 vẫn không đạt được. Cụ thể, GDP trên đầu người chỉ đạt mức 331 USD thấp hơn 20% so với mức 395 USD, trước khi khủng hoảng diễn ra năm 1996. Vài năm gần đây GDP trên đầu người ngày càng được cải thiện, năm 2004 là 402 USD và năm 2005 là 492 USD/đầu người.

Thu nhập bình quân đầu người giảm sút một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, cùng với sự bất ổn định của kinh tế vĩ mô biểu hiện ở tỷ lệ lạm phát cao, và mất giá đồng tiền kíp. Cung tiền tăng nhanh cùng với các khoản nợ khó đòi vào thời điểm quyết định là những lý do căn bản khiến lạm phát tăng cao. Năm 1995, lạm phát ở mức 14,4% đã tăng đến 13,4% vào tháng 2/1999 và kéo dài ở mức 30% tới tháng 2/2000. Trong khi đó nếu nhìn vào tỷ giá hối đoái đồng Kíp giữ ổn định trong khoảng 10 năm trước khủng hoảng, bắt đầu ở mức 700 Kíp /năm 1990 lên 900 Kíp /USD đầu năm 1997, điều này là do sự tăng trưởng đều đặn của các dòng đầu tư từ vốn ODA và FDI thời kỳ này. Xuất khẩu đều đặn của các dòng đầu tư từ vốn ODA và FDI thời kỳ này. Xuất khẩu cũng tăng một cách ổn định, và dự trữ ngoại hối chính thức tương đương với 1- 3 tháng kim ngạch.

Trong 2 năm 1997/1998, khi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lên sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia đã giảm, đồng Kíp của Lào lại mất giá nghiêm trọng so với đồng USD. Đầu năm 1997 tỷ giá là 926 Kíp/USD và cuối năm 1997 tỷ giá lên tới 1.260 Kíp/USD năm 1998 lên đến 3.297 Kíp và 7000 Kíp/USD năm 1999/2000 dừng lại vào giao động ở mức 10.000 Kíp/USD. Từ năm 2000 trở lại đây tỉ lệ lạm phát có sự tăng lên một chút nhưng vẫn giữ được mức giao động đồng đều năm 2004/2005 tỷ giá là khoảng 10.500 – 10.600 Kíp/USD.

Bên cạnh những ảnh hưởng của khủng hoảng, sự mất cân đối tài chính trong nước thường xuyên đã ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể tài khoản tiền gửi và tài khoản thương mại đều thâm hụt. Từ những năm 1993/1994 xảy ra thâm hụt nghiêm trọng nhất, thâm hụt ngân sách ở mức 8 –

13% GDP, chi tiêu hàng năm (khoảng 38,8%) cao hơn nguồn thu tài chính (38%), chi tiêu ngày càng tăng do tăng nhu cầu và vốn cho các chương trình đầu tư công cộng.

Tháng 10/1999, Chính phủ tiến hành hàng loạt những biện pháp, chính sách quan trọng bao gồm tăng lợi nhuận từ thuế và chi phí thuế, sửa đổi ngân sách và quản lý chi tiêu chặt chẽ thông qua việc giảm các khoản chi hành chính không thực sự cần thiết và bãi bỏ một số dự án. Một trong những biện pháp quan trọng nhất là giảm dần, tiếp theo là ngừng hẳn việc chi từ ngân sách thông qua khu vực ngân hàng, thay bằng phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu ngân hàng Trung ương nhằm thu hút phần tiền mặt nhàn rỗi. Bên cạnh các chính sách về tiền tệ và tài chính, những chính sách tập trung vào thương mại cũng góp phần quan trọng trong quá trình tái ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua quản lý nhập khẩu, ưu tiên những hàng hóa góp phần nâng cao năng suất và đảm bảo những nhu cầu cơ bản liên quan đến sản xuất và dịch vụ, khuyến khích thay thế nhập khẩu. Cùng lúc đó Chính phủ Lào cũng nỗ lực tìm kiếm những thị trường xuất khẩu hàng hóa và tăng cường các biện pháp khuyến khích xuất khẩu.

Những biện pháp này rõ ràng đã duy trì được trạng thái ổn định của kinh tế vĩ mô từ năm 2000 với mức độ lạm phát một con số. Các tài khoản tiền gửi và dự trữ ngoại tệ chính thức tăng lên nhờ vốn ODA và các dòng FDI vào Lào ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thâm hụt tài chính và thương mại còn cao, chính sách kinh tế vĩ mô và khuôn khổ cải cách phần lớn được rút ra từ những bài học của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nhằm tránh những khủng hoảng tương tự trong tương lai.

Những nỗ lực cải cách nhằm mục đích chuyển đổi, thực hiện nhất quán đồng thời các mục tiêu: thứ nhất chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường và thứ hai, từ nền kinh tế dựa trên tự cung tự cấp và nông nghiệp đơn sang nền kinh tế dựa trên dịch vụ và sản xuất do Nhà nước quản lý bằng các nguồn lực thị trường và sáng kiến tư nhân.

Bảng 2.1: Tổng kim ngạch XNK giai đoạn 2003-2007

Đơn vị tính : Triệu USD

Năn 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng kim ngạch XNK 1.669,98 1.744,64 1791,55 1724,53 1946 Xuất khẩu 819,78 854,43 860,138 893,246 967 Nhập khẩu 850,2 890,21 931,41 831,283 979 Cán cân thương mại -30,42 -35,78 -71,272 61,963 -12

Nguồn : Bộ Công thương

Trong bảng 2.1 cho ta thấy từ năm 2003 đến năm 2005 thì cán cân thương mại của Lào đều bị thâm hụt và đều tăng dần qua các năm. Nhưng đến năm 2006 cán cân thương mại của Lào lại không bị thâm hụt là do năm đó ngành năng lực và mỏ của Lào phát triển rất mạnh chiếm khoảng hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào, ngoài ra các ngành như: xuất khẩu điện, ngành nông nghiệp, đồ quý hiểm trong rừng cũng phát triển khá mạnh góp phần đáng kể về việc xuất khẩu của Lào.

Còn nhập khẩu của Lào cho ta thấy rằng đều tăng dần qua các năm nhất là đến cuối năm 2007, tổng kim ngạch nhập khẩu của Lào đã vượt bậc rất nhiều so với năm 2006, những ngược lại tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2007 của Lào cũng khá cao. Cho nên năm 2007 cán cân thương mại của Lào thâm hụt chỉ có 12 triệu USD.

Những mặt hàng chủ yếu mà Lào nhập khẩu bao gồm: Xăng dầu chiếm khoảng gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu, ngoài ra còn có những mặt hàng như: xe cộ và linh kiện, vật liệu xây dựng, những thiết bị phục vụ cho các công trình xây dựng…

Bảng 2.2: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2006 STT Chỉ tiêu Kết quả đã đạt được 1 Tốc độ tăng trưởng GDP 7 – 7.5% Ngành nông nghiệp 4 – 5% Ngành công nghiệp 10 –11% Ngành dịch vụ 8 – 9%

2 Tỷ lệ % đối với GDP năm 2006

Ngành nông nghiệp 47%

Ngành công nghiệp 26%

Ngành dịch vụ 27%

3 Tỷ lệ xuất khẩu 8,6%

4 Tỷ lệ nhập khẩu 8,6%

5 Thâm hút cán cân thương mại tính theo % đối

với GDP 6%

6 Tỷ lệ lạm phát < 10%

7 Tổng thu ngân sách tính theo % đối với GDP 18% 8 Thâm hụt ngân sách tính theo % đối với GDP 6% 9 Tổng vốn đầu tư tính theo % đối với GDP

Vốn đầu tư Nhà nước tính theo % đối với GDP 12 – 14% Vốn đầu tư trong nước & nước ngoài tính theo %

đối với GDP 20 – 25%

10 Tổng sản phẩm quốc nội GDP trung bình trên đầu người năm 2006

500 – 550 USD

Nguồn : Bộ Kế hoạch và đầu tư Lào

Theo bảng 2.2 cho ta thấy, tốc độ tăng trưởng của GDP tăng lên từ 7 – 7,5 %, ngành nông nghiệp 4 – 5%, công nghiệp 10 – 11%, và dịch vụ 8 – 9%. Đến năm 2006 ngành nông nghiệp đã chiếm 47% của GDP, công nghiệp chiếm 26% và dịch vụ chiếm 27%. Tỷ lệ xuất khẩu tăng lên 8,6%/năm, tỷ lệ lạm phát dưới 10%.

Đến cuối năm 2006, tổng thu ngân sách nhà nước chiếm 18% của GDP, thâm hụt ngân sách chiếm 6% GDP, tổng vốn đầu tư của nhà nước chiếm 12 –

14% của GDP và tổng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài chiếm 20 – 25%. GDP trung bình trên đầu người là khoảng 500 – 550 USD.

Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã khẳng định “Giai đoạn từ nay đến năm 2010 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta tập trung mọi lực lượng tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần. Vận hành theo co chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đợc đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao, chuyển hướng từ sự phát triển vẫn còn chậm chạp và không bền vững sang sự phát triển nhanh chóng và tiếp túc trên cơ sở chiến lược kinh tế thị trường có định hướng của Chính phủ, cố gắng trở thành thành viên chính thức của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới)”.

Nhiệm vụ tổng quát trên được cụ thể hoá bằng những nhiệm vụ và mục

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 47 - 57)