Tiếp tục tiến hành khẩn trương và mạnh mẽ quá trình cổ phần hoá doanh

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 79 - 84)

doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp hữu hiệu, nhằm cải cách và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, huy động một khối lượng vốn nhất định, từ trong và ngoài nước, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cũng thông qua thực hiện chủ trương cổ phần hoá sẽ tạo điệu kiện cho quần chúng lao động thực sự đóng vai trò làm chủ doanh nghiệp.

Cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, tăng thêm nguồn vốn cho các DN, tạo động lực mới trong công tác quản lý, góp phần cơ cấu lại doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, cũng qua đó, tạo tiềm năng dồi dào phong phú trên lĩnh vực cung ứng hàn hoá cho TTCK. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay – Giai đoạn gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thiết lập TTCK tại Lào.

Ngoài ra. Một hệ quả đương nhiên và cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng mà quán trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã đem lại, đối với quá trình thiết lập TTCK là tạo hàng hoá cho TTCK.

Tuy nhiên hiện nay, tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm, chưa đạt được kế hoạch chỉ tiêu đề ra. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Người lao động trong doanh nghiệp chưa hiểu rõ được lợi ích của việc cổ phần hoá; người lãnh đạo doanh nghiệp chưa quyết tâm cổ phần hoá vì sợ ảnh hưởng đến chức vụ và quyền lợi của họ.

- Cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện cổ phần hoá chưa phù hợp với thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Quá trình cổ phần hoá còn nhiều chồng chéo giữa các ngành, các cấp; gây phiền hà, tốn kém và kéo dài thời gian doanh nghiệp. Bên cạnh đó các cơ quan triển khai cổ phần hoá còn lúng túng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, thiếu kiên quyết trong việc chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá.

- Người đầu tư còn chưa quan tâm tới chương trình cổ phần hoá. Vấn đề họ quan tâm nhất khi mua cổ phiếu là tỷ suất lợi nhuận, mức độ rủi ro và tinhs thanh khoản của cổ phiếu. Do chưa hiểu về yếu tố tâm lý này mà nhiều doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả kinh doanh thấp, tình hình tài chính không lành mạnh đã được đưa vào công tác cổ phần hoá dẫn đến không triển khai được việc cổ phần hoá hoặc quá trình triển khai kéo dài, ách tắc.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh, mạnh và vững chắc quá trình cổ phần hoá, nhằm đáp ứng yều cầu trực tiếp của quá trình này, đồng thời góp phần tạo hàng hoá cho TTCK, em xin đề nghị một số giải pháp sau đây :

# Xác định danh muc các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện được cổ phần hoá

Tiến trình cổ phần hoá chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở đã xác định đúng đắn danh mục các doanh nghiệp đối tượng được cổ phần hoá, đây là bước khởi đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi lẽ xác định không đúng đối tượng thì hành động sẽ trệch hướng. Vì vậy các cấp chính quyền, các bộ, các ngành cần khẩn trương xem xét, phân loại và xác định danh mục doanh nghiệp được cổ phần hoá và xây dưng kế hoạch hành động cụ thể, để thực ti đạt kết quả mong muốn.

# Đối với những doanh nghiệp được cổ phần hoá, thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ một phần tài sản dưới dạng cổ phần

Nhà nước chỉ nên quy định giữ lại một tỷ lệ cổ phần nhất định, vừa đủ tạo khả năng thực hiện được quyền kiểm soát trực tiếp công ty

Thực hiện hoạt động của các công ty cổ phần công cộng ở các nước trên thế giới cho thấy thường thì cổ đông nắm giữ khoảng 20 – 25% số cổ phiếu thì hoàn toàn có khả ănng nắm được quyền chi phối và kiểm soát hoạt động của công ty đó.

Do vậy, với doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, Nhà nước cũng chỉ nên quy định giữ lại số cổ phần tối thiểu cần thiết, đủ để tạo khả năng chi phối, giám sát và kiểm soát, khoảng 20 – 25% sổ cổ phần là đủ.

Nếu giữ lại nhiều hơn thì một mặt, với ý đồ để nắm quyền kiểm soát là không cần thiết. Trong khi đó, lại không đạt được ý đồ thu hút tốt đa nguồn vốn của dân chúng tham gia công cuộc đầu tư. Bởi lẽ, nếu Nhà nước giữ lại nhiều cổ phần thì số bán ra cho dân chúng sẽ ít đi và ngược lại.

Hơn nữa, số cổ phần Nhà nước nắm giữ trong các doanh nghiệp được cổ phần hoá, với mục tiêu khống chế và kiểm soát hoạt động của công ty, sẽ không thể tham gia vào quá trình chu chuyển trên TTCK. Do đó đứng trên giác độ tạo lập hàng hoá cho TTCK thị bộ phận cổ phiếu này coi như không có vai trò đó.

# Hoàn thiện cơ chế chính sách

+ Phải quy định lại chế độ ưu đãi cho lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp. Những quy định hiện nay trong các văn bản pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế trong việc huy động vốn và không tạo niềm tin cho các cổ đông khi mua cổ phần của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nếu người lao trong doanh nghiệp không thiết tha với việc mua cổ phần thì sẽ không khuyến khích được người ngoài doanh nghiệp mua cổ phần.

+ Giải quyết vấn đề lao động dôi dư, công nợ và tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước bằng việc thành lập Quỹ hỗ trợ tài chính sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo hướng Quỹ sẽ tư vấn kỹ thuật, trợ giúp các doanh nghiệp trong việc tiến hành cổ phần hoá như:

- Đào tạo để giải quyết việc làm mới cho người lao động. - Trợ cấp tài chính cho lao động dôi dư.

- Nộp bảo hiểm xã hội thay cho người tình nguyện nghỉ không lương tại thời điểm cổ phần hoá mà họ chỉ còn ít năm nữa là đủ tuổi nghỉ hưu.

- Hỗ trợ tài chính để đào tạo lại nghề thích ứng với việc làm mới.

- Hỗ trợ tài chính để người lao động mua hay tiếp nhận các khoản công nợ. - Giải quyết nguồn tài chính cho việc xử lý công nợ của doanh nghiệp nhà nước trước khi cổ phần hoá.

+ Cần có một cơ chế chính sách bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hoạt động trong cùng một ngành, loại bỏ những ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước về quyền sử dụng đất, quyền xuất nhập khẩu, quyền vay và chính sách lãi suất…Việc này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá nhanh chóng tiến hành cổ phần hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

+ Phải có những hướng dẫn cụ thể trước khi các công ty cổ phần tham gia TTCK như: hướng dẫn về chế độ báo cáo tài chính, kế toán, quy chế đăng ký, yết giá và giao dịch CK…

# Kiện toàn công tác tổ chức thực hiện

+ Kiện toàn và củng cố lại bộ máy chỉ đạo cổ phần hoá, thành lập các tiểu ban chỉ đạo công tác cổ phần hoá tại các địa phương và tổng công ty.

+ Tăng cường công tác giám sát, đôn đốc và phối hợp giữa các Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp trung ương và địa phương để xúc tiến tiến trình cổ phần hoá nhanh hơn.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người hiểu rõ hơn về mục đích và lợi ích do cổ phần hoá đem lại.

+ Xây dựng quy trình mẫu hướng dẫn kỹ thuật cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong từng ngành nghề nhằm giảm bớt các công đoạn và thủ tục không cần thiết, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình cổ phần hoá.

# Cần tạo lập cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một hoạt động mang ý nghĩa sâu rộng, không phải chỉ về kinh tế mà cả về chính trị - xã hội, không phải chỉ đối nội mà cả đối ngoại, không phải chỉ với giai đoạn trước mắt, mà cả về lâu dài…

Với một chủ trương lớn và hệ trọng như vậy, thiết nghĩ việc điều chỉnh những hiện tượng nảy sinh trong quá trình thực thi nó, nếu chỉ bằng những văn bản dưới luật, dễ dàng điều chỉnh sửa đổi thì rất khó tránh khỏi những trục trặc kể cả từ khâu điều hành, chỉ đạo, cho đến thực thi. Do đó những mục tiêu đặt ra sẽ có hể khó đạt được.

Từ đố, tất yếu dẫn đến sự giảm sút lòng tin, sự thờ ơ của quần chúng đối với chủ trương cổ phần hoá.

Để có cơ sở pháp lý nững chắc làm nền tảng, trên cơ sở đó có thể triển khai triệt để và có hiệu quả nhất, chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, đề nghị các cơ quan hữu quan, sóm soạn thảo dự luật cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, để trình quốc hội thông qua trong thời gian sớm nhất.

Tóm lại, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước có ý nghĩa trực tiếp góp phần chủ yếu đối với quá trình tạo lập hàng hoá cho TTCK tại Lào.

Do vậy, có thể nói rằng, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước góp phần thúc đẩy sự ra đời TTCK một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, ở đay cũng cần nhân thức rõ rằng, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước lại chỉ có thể tiến hành nhanh chóng và thuân lợi trên cơ sở có mọt

TTCK lành mạnh, phát huy đầy đủ vai trò của nó. Bởi một lý do rất đơn giản, cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá và công chúng, sẽ chỉ nhiệt tình hưởng ứng việc mua cổ phần, khi họ đã nắm chắc khả năng tạo thanh khoản, khả năng thực hiện ý đồ đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận, từ những CK đó. Những khả năng đó chỉ tìm thấy ở địa chỉ duy nhất đó là TTCK.

Chính vì thế, sẽ là một khiếm khuyết không nhỏ về cả phương diện lý luận và thực tiễn, khi đề cập tới mọt số giải pháp chủ yếu để tiếp tục xúc tiến quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, mà lại không nói tới biện pháp sớm thành lập một TTCK chính thức.

Có thể nói, đây chính là hai nội dung của mọt thể thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ khăng khít, đan xen nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w