Bài học rút ra cho việc thiết lập và hoàn thiện các điều kiện để hình thành

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 44 - 47)

hình thành TTCK đối với TTCK Lào

Một là: Đề cao vai trò của nhà nước trong việc định hướng phát triển TTCK. TTCK đã hình thành và phát triển từ rất sớm ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Lúc đầu TTCK được hình thành một cách tự phát chưa có

sự quản lý của nhà nước. Sau đó, cơ quan quản lý, giám sát TTCK được thành lập nhằm bảo vệ lợi ích cho người đầu tư và bảo đảm TTCK không bị đổ vỡ. Đối với Lào, xuất phát từ đường lối phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã khởi xướng, các thiết chế kinh tế của cơ chế thị trường đã bắt đầu hình thành và phát triển, các đạo luật hỗ trợ cho việc đa dạng hoá các loại hình sở hữu cũng được ban hành. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước Lào đã xác định việc xây dựng TTCK là hết sức cần thiết, không thể làm tự do, tràn lan mà cần phải có sự quản lý của Nhà nước và sự điều chỉnh bằng pháp luật, đặc biệt là định hướng vĩ mô của Nhà nước trong việc phát triển TTCK.

Hai là: Đối với Lào, TTCK ra đời muộn, nên có được những lợi thế nhất định khi đưa vào vận hành loại hình thể chế tài chính đặc biệt này. Đảng và Nhà nước Lào đã quyết định thành lập cơ quan quản lý nhà nước về CK và TTCK đó là UBCKNN để xây dựng các chính sách, khung pháp lý cho việc ra đời và phát triển TTCK. Ngoài ra UBCKNN còn được giao một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là tổ chức xây dựng và phát triển TTCK tại Lào.Với cách làm trên thì TTCK Lào không hình thành một cách tự phát, mà nó được hình thành theo một trình tự, bước đi thích hợp và được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách.

Ba là: Nhà nước đóng vai trò trong việc tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh, an toàn và có hiệu quả, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của người đầu tư: Đối với Lào, TTCK còn ở bước sơ khai, hàng hoá giao dịch ít, cơ sở vật chất, kinh nghiệm còn hạn chế, khung pháp lý đối với TTCK chưa hoàn chỉnh, vì vậy việc thành lập SGDCK thuộc sở hữu nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy TTCK sớm ra đời và phát triển lành mạnh, an toàn và có hiệu quả, đảm bảo được lòng tin của công chúng đầu tư trong và ngoài nước đối với một định chế tài chính hoàn toàn mới mẻ.

đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với việc hình thành, tổ chức và hoạt động của TTCK. Việc tham khảo Luật CK và TTCK của các nước đi trước để áp dụng vào xây dựng, bổ sung và sửa đổi Luật CK tại Lào là rất cần thiết. Hiện nay hệ thống pháp luật của Lào còn chồng chéo, thiếu đồng bộ và tính pháp lý còn chưa cao. Do vậy vẫn cần phải bổ sung, sửa đổi, thay thế cho phù hợp với nhịp độ phát triển của thị trường và tránh mâu thuẫn, lạc hậu.

Năm là: Việc xây dựng và phát triển TTCK với quy mô và chất lượng ở từng giai đoạn phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai. Xây dựng TTCK tại Lào hiện nay là một nhu cầu rất bức xúc, nhưng không có nghĩa là bằng mọi cách, mọi giá phải cho ra đời một thị trường mà không dựa trên nền tảng vốn có của nền kinh tế. Sự nôn nóng xây dựng TTCK, mà thoát ly các yếu tố tiên quyết (hàng hoá, khung pháp lý, cơ sở vật chất, công nghệ, con người…) sẽ dẫn đến sự đổ vỡ và thất bại. Bài học kinh nghiệm của nhiều nước đã cho thấy rõ điều này, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 ở Thái Lan, Lào bị ảnh hưởng nhẹ hơn các nước khác cũng do một phần là Lào chưa có TTCK.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẠI CHDCND LÀO

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 44 - 47)