TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 43 - 44)

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Việt Nam thực hiện việc mở cửa kinh tế, mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong nước, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế, thu hút các tổ chức và các cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chủ trương này có tác dụng huy động tốt hơn các nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. TTCK Việt Nam ra đời là dưới sự thúc đẩy của nhà nước là tiền đề của sự ra đời và phát triển TTCK có từ những năm 1990.

Sau một thời gian chuẩn bị rất khẩn trương, ngày 20/7/2000 Trung tâm giao dịch CK đầu tiên được thiết lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước đi đầu tiên trong quá trình thành lập TTCK đầy đủ tại Việt Nam. Tiếp đó thàng 3/2004 Trung tâm giao dịch CK Hà Nội đã ra đời.

Về cơ bản có thể nói quá trình hình thành và phát triển TTCK Việt Nam được chia thành 3 giai đoạn :

ra đời của thị trường. Giai đoạn này đã bao gồm các công việc như: Phê duyệt đề án về TTCK, ban hành Nghị định chính phủ về TTCK và các văn bản kèm theo, ban hành quy chế hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về TTCK (UBCKNN), tiếp tục tạo dựng và phát triển hàng hoá, đảm bảo chất lượng và số lượng các loại trái phiếu và cổ phiếu, thành lập các CTCK, thành lập các quỹ đầu tư CK, soạn thảo các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định về TTCK…

- Giai đoạn 2: Hình thành TTCK, giai đoạn này bao gồm các công việc: Chính phủ phê chuẩn đề án và ban hành quyết định thành lập trung tâm giao dịch CK kèm theo quy chế hoạt động của trung tâm giao dịch CK, xúc tiến thành lập trung thanh toán bù trừ, chuẩn bị trụ sở, nhân sự, trang thiết bị… thành lập công ty làm dịch vụ đăng ký chuyển sở hữu CK, tổ chức đào tạo nhân viên, lựa chọn loại CK đăng ký niêm yết, soạn thảo và ban hành các sách hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức các cuộc họp báo để thông báo tiến trình thành lập thị trường cho công chúng biết, tổ chức niêm yết và kinh doanh CK.

- Giai đoạn 3: Phát triển thị trường. Để thúc đẩy TTCK phát triển phải tiếp tục thực hiện những công việc như: mở rộng niêm yết và chào bán cổ phiếu, xây dựng chỉ số giá CK, soạn thảo ban hành Luật CK, tổ chức nghiên cứu và áp dụng vào Việt Nam các hàng hoá mới để đáp ứng nhu cầu của người đầu tư, thành lập hiệp hội các nhà kinh doanh CK, kiện toàn tổ chức bộ máy điều hành và phát triển quan hệ với TTCK quốc tế, thực hiện quốc tế hoá TTCK…

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 43 - 44)