Tiến trình tạo lập hàng hoá một TTCK tương lai tại Lào

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 60 - 63)

Bất kỳ loại thị trường nào cũng cần có 3 yếu tố cơ bản đó là : Người mua, người bán và hàng hoá. Nói đến thị trường phải nói đến hàng hoá. Hàng hoá là yếu tố rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết, vì nó chính là lý do trực tiếp làm xuất hiện và tồn tại thị trường. Có hàng hoá, có quan hệ cung cầu về hàng hoá đó thì sẽ có khả năng xuất hiện thị trường.

* Chứng khoán Chính phủ

Trong giai đoạn kế hoạch 5 năm 1990 – 1995, do nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước tăng lên rất lớn, đặc biệt là các khoản bao cấp của Nhà nước trong việc bù lỗ, giá, lương…Trong khi đó, nguồn thu không đủ đáp ứng (bội chi ngân sách thời ký này chiếm 77 – 80% so tổng thu).

Để đáp ứng phần nào mức thâm hụt ngân sách, tăng nguồn vốn, phục vụ những mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội trong giai đoạn này và Nhà nước đã thông qua pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ Quốc.

Bắt đầu từ tháng 10/1998, Bộ tài chính được phép của Hội đồng bộ trưởng, triển khai việc phát hành “Tín phiếu kho bạc Nhà nước”. Loại Tín

phiếu kho bạc phát hành trong thời kỳ này thuộc loại ngắn hạn 3 tháng và 6 tháng, không in sẵn mệnh giá, mức mua tối thiếu là 20.000 Kíp, không hạn chế mức tối đa, lãi suất được quy định cho từng đợi, phù hợp với tình hình thị trường, có ghi tên người mua và mua ở đâu thì thanh toán tại đó., và đến tháng 12/1999 Chính phủ đã ban hành nghị định về việc ban hành quy chế phát hành các loại trái phiếu chính phủ. Loại trái phiếu chính phủ kỳ hạn một năm được phát hành lần đầu với lãi suất 15%/năm, mệnh giá 100.000 , 500.000 và 1 triệu Kíp và không ghi tên người sở hữu chủ CK (nghĩa là loại trái phiếu vô danh).

Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn chỉnh và phát triển của thị trường tài chính Lào.

Tuy nhiên, đối chiếu với yêu cầu hàng hoá cho TTCK thì vẫn còn nhiều khiếm khuyết phải khắc phục. Trong đó, khiếm khuyết chủ yếu là:

+ Số lượng CK Chính phủ phát hành còn quá ít so với nhu cầu giao lưu của một TTCK. Trong khi đó ngay trong số lượng ít ỏi đó, cũng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ chó thể coi là đáp ứng yêu cầu cơ bản về chất lượng hàng hoá trên TTCK.

+ Mệnh giá CK còn cao, làm hạn chế sự tham gia rộng rãi của đông đảo quần chúng lao động. Đồng thời cũng không thuận tiện trong quá trình mua đi bán lại trên thị trường.

+ Thời hạn CK còn quá ngắn, có tới 90% là loại dưới 1 năm, còn lại từ 1 năm tới 4 năm. Chưa có loại CK nào có thời hạn dài hơn. Vì vậy, tính đến cuối năm 2000, tổng giá trị trái phiếu còn lại chưa thanh toán chỉ khoảng 5% GDP.

+ Mặt bằng lãi suất còn cao so với sức chịu đựng của ngân sách nhà nước. + Quy định hạn chế đối tượng tham gia đầu tư CK chưa thật hợp lý.

+ Việc phát hành không dứt đợt, thường được tiến hành trong một thời gian dài…

gian tới, CK chính phủ có thể thực sự trở thành loại hàng hoá có “chất lượng cao”, sẵn sàng cung ứng cho thị trường với khối lượng ngày càng gia tăng.

Hiện nay trái phiếu chính phủ đang lưu hành tại thị trường Lào bao gồm:

- Tín phiếu kho bạc: có thời hạn dưới 1 năm được phát hành để huy động vốn, bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước tạm thời trong năm tài chính.

- Trái phiếu kho bạc nhà nước: có thời hạn từ 1 năm trở lên, huy động vốn để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, đáp ứng cho đầu tư phát triển trong kế hoạch ngân sách được duyệt. Các trái phiếu chính phủ được phát hành hiện nay chủ yếu là các loại ngắn và trung hạn (dưới 3 năm) chưa có các loại dài hạn.

* Chứng khoán công ty

Ngoài CK chính phủ, các loại CK công ty, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu cũng đã dần dần xuất hiện trong nền kinh tê – xã hội Lào.

Phần lớn, các công ty cổ phần đang hoạt động đều thuộc loại quy mô nhỏ. Hơn nữa, chúng lại thuộc loại công ty nội bộ. Do vậy, số lượng cổ phiếu và trái phiếu mà những công ty cổ phần này phát hành ra công chúng chỉ là những con số hết sức khiêm tốn so với nhu cần của một TTCK. Riêng những công ty cổ phần trong lĩnh vực hoạt động tài chính – ngân hàng, nói chung đều thuộc loại công ty cổ phần có quy mô vốn khá lớn và xu hướng ngày càng gia tăng.

Bên cạnh một số ngân hàng thương cổ phần đã và đang hoạt động phát triển thì về số lượng tính đến đầu năm 2006 chủ yếu là ngân hàng thương mại của Nhà nước, ngoài ra còn có ngân hàng liên doanh và một số ngân hàng cổ phần thương mại.

Từ thực trạng về các tổ chức tín dụng cổ phần tại Lào hiện nay có thể rút ra một số nhận xét như sau:

thành lập còn quá ít so với nhu cầu của nền kinh tế - xã hội.

+ Về quy mô vốn, nói chung lớn hơn nhiều lần so với các doanh nghiệp cổ phần thuộc các lĩnh vực hoạt động khác.

+ Đã có một số ít ngân hàng thương mại cổ phần và công ty tài chính cổ phần đại chúng phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Theo chủ trương của ngân hàng Nhà nước trung ương, để có thể quản lý tốt hoạt động của các tổ chức tín dụng cổ phần, tạm thời trước mắt hạn chế việc cấp giấp phép thành lập các tổ chức tín dụng cổ phần mới, chủ trương này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác củng cố để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng cổ phần hiện có. Đồng thời chuẩn bị một bước cho việc mở rộng quy mô về vốn, taọ khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lòng tin của dân chúng với ngân hàng.

Về phương diện lý thuyết: dễ dàng nhận thấy rằng để có thể tăng nhanh số lượng cổ phiếu và trái phiếu, trước hết phải tăng được số lượng công ty cổ phần. Đồng thời, mỗi công ty cổ phần này lại phải có khả năng phát hành nhiều CK (nghĩa là phải có quy mô lớn và thuộc loại công ty đại chúng).

Kinh nghiệm hầu hết các nước trên thế giới cho thấy rằng con đường nhanh chóng tạo ra các loại CK (cổ phiếu, trái phiếu) để cung ứng cho TTCK cả trong giai đoạn mới hình thành cũng như lâu dài về sau – đó là thực hiện chương trình cổ phần hoá, tư nhân hoá các doanh nghiệp Nhà nước.

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 60 - 63)