Xây dựng các quy chế khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 95 - 99)

Quỹ đầu tư là loại hình công ty cổ phần công cộng, nhưng thay vì đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng hoá hay dịch vụ thị họ lại chuyển đầu tư kinh

doanh sang lĩnh vực CK nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận chia cho cổ đông. Quỹ đầu tư có thể chia thành 2 loại sau:

+ Quỹ đầu tư đóng: là loại quỹ đầu tư có mức vốn huy động ban đầu không thay đổi trong suốt quá trình tồn tại của quỹ. Loại quỹ này có thời hạn cố định (thường là 10 năm) . Cổ đông của quỹ không được phép bán lại cổ phần cho quỹ trước thời hạn, nhưng được phép mua bán lại trên thị trường thứ cấp. Loại hình này không phổ biến lắm.

+ Quỹ đầu tư mở: là loại quỹ đầu tư phát hành CK liên tục để huy động vốn sẵn sàng mua lại số CK mà nó đã phát hành. Loại hình này phổ biến trên thế giới.

Về nguyên tắc, quỹ đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư thông qua việc mua bán CK của các doanh nghiệp là chủ yếu, nhưng không được tham gia quản trị các doanh nghiệp mà nó đầu tư.

Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ ban hành các quy chế, cho phép các quỹ đầu tư được mở rộng hơn phạm vi hoạt động tại Lào. Cho phép mua cổ phần theo tỷ lệ không chế, mua trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phần ở một số doanh nghiệp, kinh doanh trên lĩnh vực nhất định, với một tỷ lệ khống chế không quá 15%, đồng thời cho phép đầu tư tín phiếu, trái phiếu Kho Bạc được phát hành tại Lào.

Bên cạnh các quy chế điều chỉnh hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài đã có văn phòng tại Lào, Nhà nước cũng cần sớm ban hành một văn bản pháp ly hoàn chỉnh (trước mắt ở mức độ nghị định của Chính phủ) quy định về việc thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư Lào, góp phần tăng cầu và cả cung về CK, làm sôi động thêm những hoạt động chuẩn bị cho một TTCK Lào trong tương lai không xa.

KẾT LUẬN

TTCK là một kênh cơ bản và đắc lực nhất để huy động vốn đầu tư và đầu tư phát triển, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. TTCK có lịch sử lâu đời, có những tôn vinh và cả những đổ vỡ, song hướng thiết lập củng cố phát triển TTCK đã lan toả khắp thế giới, khu vực và mỗi nước. Lào cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Việc thiết lập và phát triển TTCK là bước phát triển cao của nền kinh tế thị trường, hoạt động của nó rất phức tạp và nhạy cảm. Do vậy, việc thiết lập thị trường tuy gấp rút nhưng cũng phải hết sức thận trọng không thể nóng vội.

TTCK tại Lào không hình thành tự phát mà hình thành trên cơ sở có sự can thiệp của nhà nước. Vì vậy đòi hỏi phải có sự nỗ lực chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK từ phía nhà nước và các ngành có liên quan.

Qua toàn bộ những vấn đề được trình bày, luận văn đã giải quyết cơ bản yêu cầu đề tài đặt ra, thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Khái quát những luận cứ khoa học về TTCK, bao gồm: thực chất TTCK là gì, tính tất yếu khách quan của sự hình thành TTCK, vai trò của TTCK, những yếu tố cần thiết trực tiếp liên quan đến hoạt động của TTCK (hàng hoá, chủ thể, nguyên tắc hoạt động…).

+ Từ những luận cứ khoa học đó, kết hợp với những diễn biến thực tiễn sinh động, phong phú về thực trạng nền kinh tế xã hội, nhu cầu vốn cho tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế - xã hội, trong những năm từ nay đến năm 2010. Luận văn đã chứng minh nhu cầu bức xúc của việc hình thành TTCK tại Lào trong giai đoạn hiện nay.

+ Luận văn đã phân tích cụ thể về diễn biến quá trình thực hiện các điều kiện hình thành TTCK tại Lào, vạch rõ những khả năng đã có và nêu lên những khiếm khuyết chủ yếu cần khắc phục.

+ Từ những cơ sở lý luận và những căn cứ thực tiễn về các điều kiện hình thành TTCK, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện các điều kiện để hình thành TTCK tại Lào.

Mong rằng những cống hiến nhỏ bé này sẽ góp phần cho TTCK sớm ra đời và hoạt động tại Lào.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bernadj. Foley (1995) - Thị trường CK – Nhà xuất bản tài chính Hà Nội (Tài liệu dịch).

2. Nguyễn Thị Cành (1993) – Xung quanh vấn đề thành lập TTCK tại Việt Nam – Tạp chí thương mại số 7.

3. Trần Mạnh Dũng (1995) – Làm gì để TTCK sớm hình thành ở Việt Nam - Tạp chí ngân hàng tháng số 11.

4. Nguyễn Đồng (1995) - Để xây dựng một TTCK hoạt động có hiệu quả trong điều kiện Việt Nam – Táp chí thương mại số 7.

5. Nguyễn Đắc Hưng (1994) – Thành lập TTCK ở Việt Nam – Câu hỏi về mặt thời gian - Tạp chí thông tin lý luận số 7.

6. Giáo trình thị trường CK, Đại học kinhtế Quốc dân, PGS.TS. Nguyễn Văn Nam (2002).

7. Giáo trình thị trường CK, Học viên Ngân hàng, TS. Lê Hoàng Nga (2001). 8. Giáo trình Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Frederic S.Mishkin (2001) 9. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang (1996) - Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà

nước cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. NXB khoc học xã hội Hà Nội. 10. Xengxuly CHÂNXIPHON tháng 9 – 2002, sự phát triển kinh tế nước

CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới – thành tựu, tồn tại và triển vọng. Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng NDCM Lào (1986), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TƯ Đảng, Viêng Chăn.

12. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng NDCM Lào (1996), Báo cáo chính trị Ban chấp hành TƯ Đảng, Viêng Chăn.

13. Thống kê thương mại xuất - nhập khẩu năm 2003 – 2007 (Bộ Công thương). 14. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Lào 2001 – 2005 (Bộ Kế hoạch và đầu tư).

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 95 - 99)