Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống ngân hàng thương mại, từng bước tiếp

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 89 - 94)

bước tiếp cận với một số nghiệp vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán

* Giữ vững - ổn định nền kinh tế vĩ mô

Giữ vững - ổn định nền kinh tế vĩ mô là một giải pháp thường trực mà bất ký Chính phủ nào cũng phải nỗ lực thực thi bởi vì duy trì được sự ổn định về nền kinh tế vĩ mô không chỉ có ý nghĩa đem lại niềm tin, tâm lý an toàn, môi trường hấp dẫn và có lợi nhà đầu tư cả trong và ngoài nước mà còn ảnh hưởng tới sự an nguy của một quốc gia, một dân tộc, một xã hội. Cụ thể là đối với Lào, việc ổn định nền kinh tế vĩ mô vừa là để giữ vững mục tiêu, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa mà tiềm ẩn rất nhiều nguy phá hoại khó lường cả trong lẫn ngoài, vừa là để nâng đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK còn sơ khai, yếu ớt và rất dễ bị tổn thương của Lào phát triển.

Để thực hiện tốt biện pháp này nhà nước cần phải một mặt tự đổi mới mình, tức là phải cải cách phương pháp quản lý và tác động vào xã hội nói chung và nền kinh tế trong đó có TTCK nói riêng, tiến tới quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý TTCK theo luật trong một nền kinh tế phát triển theo quy luật thị trường, có các quan hệ thị trường được diễn ra tự nhiên, không bị can thiệp thô bạo, không bị bóp méo đáp ứng điều kiện cần cho sự phát triển của TTCK. Mặt khác, nhà nước có vai trò tạo ra một xã hội công bằng, dân chủ, đoàn kết và có trình độ dân trí cao thông qua việc tuyên truyền ý thức làm chủ và có trách nhiệm của công dân với xã hội, thông qua cơ chế phân phối lợi ích cá nhân và xã hội công bằng và thông qua hệ thống thuế thu nhập hợp lý, thông qua các chính sách xã hội khác để xoá đói giảm nghèo và hạn

chế sự cách biệt quá lớn giữa các tầng lớp, giữa các vùng miền. Đồng thời, nhà nước thực hiện nhất quán đường lối ngoại giao hoà bình, mở cửa giao lưu kinh tế để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Kết quả là giữ vững ổn định nền kinh tế vĩ mô nghĩa là nhà nước đã nâng cao được vai trò của mình tạo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TTCK.

* Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thông ngân hàng thương mại

Hệ thống Ngân hàng Thương mại Lào được phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước do Ngân hàng Trung ương đảm nhiệm và chức năng kinh doanh tiền tệ do hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tiến hành.

Theo dòng thời gian, hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng được củng cố trưởng thành dần và đã tự xác định được vị trí xứng đáng của mình trong nền kinh tế thị trường.

Các ngân hàng thương mại Lào cùng các tổ chức tín dụng khác, đã và đang tích cực góp sức mình vào các hoạt động tiền tệ tín dụng ngân hàng trong cả nước, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thời gian qua.

Tuy nhiên, sơ với yêu cầu hệ thống ngân hàng thương mại còn chưa đáp ứng một cách đầy đủ, còn bộc lộ khá nhiều hạn chế về các mặt như : cơ cấu tổ chức chưa thật hợp lý, bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu lực, nghiệp vụ kinh doanh còn nghèo nàn, thiếu đa dạng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên còn thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, qui mô vốn kinh doanh còn nhỏ.

Vì vậy trong thời gian tới, một trong những vấn đề bức xúc, đặt ra trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng là phải tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho nó tiếp tục vươn lên, đảm nhiệm vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội trong những năm trước mắt cũng như tương lai lâu dài.

Sau đây là một biện pháp chủ yếu:

- Khẩn trương xúc tiến kế hoạch rà soát lại về mặt tổ chức, nhằm tinh giảm bộ máy tổ chức từ trung ương xuống cơ sở, kiên quyết xoá bỏ những tầng, nấc trung gian không cân thiết, để vừa tăng hiệu lực điều hành vừa giảm nhẹ chi phí biên chế.

- Bố trí sắp xếp lại và sử dụng hợp lý đúng người, đúng việc. Đồng thời có kế hoạch trước mắt và dài hạn về bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại, để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên.

- Chú trọng tăng cường trang bị những phương tiện kỹ thuật hiện đại để có thể sử dụng những sản phẩm công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới.

- Cần có kế hoạch bổ sung vốn tự có, đây là một trong những điều kiện hết sức cần thiết để có khả năng kinh doanh đa dạng có hiệu quả, tăng uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.

- Hiện nay vốn tư có của các ngân hàng thương mại Lào so với ngân hàng thương mại các nước trong khu vực conv quá thấp. Chẳng hạn, nếu tính bình quân cho 10 ngân hàng thương mại lớn nhất của Lào và một số nước trong khu vực, thì trong năm 2006 ta thấy rõ điều đó : Lào 105,8 triệu USD, Thailand 3.087 triệu USD, Singapore 5.046 triệu USD…(Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước).

Vì vậy, để tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa trong lĩnh vực Ngân hàng, các ngân hàng thương mại cần tăng cường tích luỹ bổ sung thêm vốn tự có. Các ngân hàng thương mại cổ phần cần phát hành thêm cổ phiếu, tăng thêm cổ phần.

* Từng bước tiếp cận với một số nghiệp vụ liên quan tới giao dịch chứng khoán

Trong quá trình xác lập TTCK, các ngân hàng thương mại với tư cách là một doanh nghiệp, họ đóng vai trò là người góp phần tăng cung CK. Với vai trò của một định chế tài chính trung gian, họ là người hỗ trợ tăng cầu CK,

đồng thời hỗ trợ cho quá trình giao dịch CK được thực hiện nhanh chóng, có hiệu quả.

Vì vậy, để có thể thiết thực phát huy tốt vai trò của mình, trong quá trình thực hiện các điều kiện xác lập TTCK tại Lào, ngay từ bây giờ song song với việc tiếp tục phát triển và hoàn thiện những nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, cần có kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện dần những nghiệp vụ liên quan tới giao dịch CK, bước đầu xã xuất hiện trong nền kinh tế thị trường Lào.

+ Cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm tiếp tục khuyến khích công chúng mở tài khoản tiền gửi cá nhân. Một mặt, tạo khả năng mở rộng việc áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt về hàng hoá dịch vụ, CK…Mặt khác, ngân hàng sẽ tăng cường thu hút thêm các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, chuẩn bị khả năng sẵn sàng tham gia đầu tư CK của dân chúng.

+ Nên tăng cường hơn nữa hoạt động mua lại trái phiếu Kho Bạc. Thị trường trái phiếu Kho Bạc và trái phiếu đô thị đã được hình thành trong những năm qua tại Lào. Đến này, trong tay dân chúng còn đang nắm giữ một khối lượng rất lớn trái phiếu chưa đến thời hạn thanh toán. Trong số họ, nhiều người có nhu cầu cần chuyển đổi thành tiền nhưng rất khó khăn.

Trước hết, với ngân hàng thương mại trong khi đang dư thừa vốn do nhiều lý do (trong đó lý do ngân hàng Nhà nước khống chế chỉ tiêu hạn mức tín dụng) , đã tìm thấy biện pháp giảm bớt tình trạng mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn đó. Đồng thời, cũng qua nghiệp vụ này các ngân hàng thương mại đã có dịp tạo dần thói quen về giao dịch CK, rút ngắn giai đoạn “bỡ ngỡ” ban đầu khi TTCK chính thức hình thành.

Mặt khác, với dân chúng họ đã tìm được “địa chỉ đáng tin cậy” nơi đã giúp họ tạo thanh khoản. Và do đó cũng phần nào tạo thêm cho quần chúng niềm tin và sự thiệt tình tham gia mua trái phiếu, ngay trong điều kiện ngày nay, khi thị trường thứ cấp chưa hình thành.

+ Tiến hành thí điểm nghiệp vụ đại lý phát hành CK tại một số ngân hàng thương mại có khả năng và có nhu cầu.

Trong thời gian tới, chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ được triển khai mạnh mẽ, nhu cầu phát hành CK sẽ rất lớn. Nếu không có biện pháp tổ chức phát hành tốt, sẽ gây nên ách tắc cho tiến trình cổ phần hoá, gây lãng phí, kém hiệu quả trong khâu phát hành CK…

Các ngân hàng thương mại, với cơ sở vật chất sẵn có, đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên quen thuộc với những nghiệp vụ giao dịch liên quan tới tiền tệ, thanh toán, giấy tờ có giá…

Họ lại có mạng lưới khách hàng rộng khắp, có uy tín nhất định đối với khách hàng, do đó, trong lĩnh vực này họ có lợi thế hơn hẳn doanh nghiệp, cũng như tổ chức khác.

Vì vậy, trước mắt các ngân hàng thương mại nên chọn lựa một số cán bộ nhân viên trong ngân hàng, thành lập một bộ phận chuyên môn thực hiện dịch vụ đại lý phát hành CK. Các cán bộ, nhân viên này được tổ chức huấn luyên nghiệp vụ CK, để họ có những kiến thức chuyên môn nhất định về lĩnh vực này. Sau này khi TTCK đã được thiết lập, các bộ phận chuyên giao dịch CK ở các ngân hàng thương mại sẽ được tách riêng để thành lập những công ty con (CTCK, công ty môi giới…..) trực thuộc ngân hàng.

Cũng trong giai đoạn trước mắt này, các ngân hàng thương mại chỉ nên tiến hành nghiệp vụ đại lý phát hành CK theo hình thức đại lý phát hành hưởng phí hoa hồng, chưa nên tiến hành nghiệp vụ phát hành và đảm bảo bao tiêu. Vì nghiệp vụ này phức tạp hơn và rủi ro cao, đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết lý luận và kinh nghiệm nhiều hơn.

+ Ngoài ra, với các ngân hàng thương mại có khả năng và điều kiện về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nên tổ chức triển khai dần từng bước dịch vụ tư vấn phát hành, mua – bán CK và dịch vụ quản lý hộ CK, thanh toán và thu lãi CK hộ khách hàng.

Đây cũng là những dịch vụ mà ngân hàng thương mại khá quen thuộc. Do đó ngay từ những ngày này, hãy tỏ rõ cho khách hàng về những ưu thế tron giao dịch CK của mình.

Một phần của tài liệu thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w