CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU CỦA CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội (Trang 73 - 78)

môn về tự nhiên và xã hội

CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU CỦA CÁC MÔN VỀ TỰNHIÊN VÀ XÃ HỘI NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Sách giáo khoa

Hệ thống sách giáo khoa các môn học về tự nhiên và xã hội

Tự nhiên và Xã hội 1 Tự nhiên và Xã hội 2 Tự nhiên và Xã hội 3 Khoa học 4

Khoa học 5 Lịch sử và Địa lí 4 Lịch sử và Địa lí 5

Sách giáo khoa là tài liệu chính có tác dụng cụ thể hóa chương trình giáo dục, đảm bảo cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức, kĩ năng phù hợp với mục đích và u cầu mà các mơn học đề ra, là nguồn tri thức quan trọng nhất đối với học sinh. Ngồi ra do được biên soạn cơng phu bởi một tập thể các nhà khoa học nên sách được trình bày đảm bảo tính khoa học, sư phạm và phù hợp đới đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Đây là phương tiện dạy học quan trọng nhất trong các phương tiện dạy học các môn học về tự nhiên và xã hội.

Câu hỏi tình huống

Lần đầu tiên được xuất hiện trong sách giáo khoa các môn Tự nhiên và Khoa học của chương trình mới là hệ thống kí hiệu.Hãy tìm hiểu xem trong sách giáo khoa các mơn học: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học có những kí hiệu nào? Từng kí hiệu có vai trị gì?

Hệ thống kí hiệu (xem ở phần sau)

Các kí hiệu có vài trị kép: vừa cung cấp thông tin vừa hướng dẫn các hoạt động học tập. Ngồi hệ thống kí hiệu nêu trên, phần kênh hình trong sách giáo khoa các mơn học về tự nhiên và xã hội còn bao gồm những yếu tố nào?

Ngồi hệ thống kí hiệu, phần kênh hình cịn có tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, bảng số liệu, bảng tổng kết kiến thức...

Kênh chữ trong sách sách giáo khoa các môn học về tự nhiên và xã hội gồm những yếu tố nào?

Kênh chữ bao gồm phần thông tin, hệ thống câu hỏi, yêu cầu đối với học sinh...

Hãy nhận xét và giải thích về tỷ lệ giữa kênh hình và kênh chữ từ sách lớp 1 đến sách lớp 5?

Tỷ lệ giữa kênh chữ và kênh hình thay đổi từ lớp 1 đến lớp 5. Số lượng Kênh hình giảm từ lớp 1 đến lớp 5 để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

Hệ thống kí hiệu trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, Khoa họ

Bài tập thực hành

Hãy so sánhcách trình bàycủa:

1. Sách giáo khoa của chương trình mới và sách giáo khoa của chương trình cũ. 2. Sách giáo khoa của 3 mơn học: Tự nhiên và xã hội; Khoa học ; Lịch sử và Địa lí.

Vật thật và mẫu vật

Vật thật và mẫu vật thường dùng trong các môn học về tự nhiên và xã hội

Vật thật: là những vật của môi trường tự nhiên và xã hội được mang vào lớp học để làm phương tiện dạy học.

Mẫu vật: là những phương tiện có nguồn gốc của vật thật nhưng được bảo quản qua thời gian bằng cách ngâm, phơi, ép hoặc nhồi...

Hãy nêu một ví dụ về các vật thật và mẫu vật thường dùng trong các môn học về tự nhiên và xã hội.

Vật thật: cây và các bộ phận của cây, một số con vật... Nhiệt kế, la bàn, hộp khoáng sản...

Mẫu vật ngâm: Giun đũa, sán, ếch, ấu trùng ... được ngâm trong dung dịch chống phân hủy.

Mẫu vật ép: cây và một số bộ phận của các cây nhỏ, một số loài bướm... Mẫu vật nhồi: Một số loài chim, thú...

Câu hỏi tranh luận

Vật thật là phương tiện dạy học luôn luôn mang lại hiệu quả cao nhất. Đúng hay sai? Vì sao?

Trong các đối tượng nêu trên thì vật thật có nhiều ưu điểm hơn cả vì với vật thật các em HS có thể nhìn, sờ, nghe, ngửi, nếm. Hay nói cách khác là ta có thể huy động nhiều giác quan của học sinh vào quá trình tri giác nhất. Vì vậy mà các biểu tượng mà các em HS thu được từ vật thật bao giờ cũng sinh động, chính xác và đầy đủ hơn.

Tuy vậy khơng phải vì thế mà ta lạm dụng vật thật. Việc sử dụng các đối tượng quan sát phải tuỳ thuộc vào nội dung bài học, vào đặc điểm của chính vật thật đó. Chẳng hạn với nội dung dạy học ở lớp 1 và lớp 2 khi HS mới học về các đặc điểm bên ngoài của các sự vật, hiện tượng như các cây, con vật vv... thì việc sử dụng vật thật thường mang lại hiệu quả hơn cả. Song với nội dung ở lớp 3 và cũng như ở lớp trên khi địi hỏi phải hình thành ở HS biểu tượng về các dấu hiệu nằm ở bên trong sự vật, hiện tượng hoặc các dấu hiệu bản chất vv... thì tình huống để sử dụng vật thật ít hơn. Tuy nhiên ví dụ khi cho HS quan sát một hệ cơ quan nào đó ví dụ hệ tiêu hố chẳng hạn ta có thể cho các em mổ một con gà để quan sát, nhưng sau đó cũng cần có thêm một sơ đồ đơn giản về hệ tiêu hóa để cho các em có thể cụ thể hố những gì mình đ•ã quan sát trong bụng con gà. Hoặc thậm chí ngay với những tình huống có thể sử dụng vật thật, nhưng vật thật không đáp ứng được những yêu cầu học tập chẳng hạn: kích thước của vật thật quá nhỏ hay quá lớn, tiếng kêu của con vật quá to hoặc lâu, mức độ nguy hiểm, tính độc hại vv... thì việc sử dụng các phương tiện khác lại mang lại hiệu quả cao hơn.

Vì vậy mỗi phương tiện quan sát có những mặt mạnh riêng. Cho nên cần tuỳ theo nội dung cụ thể của bài học, tuỳ theo đặc điểm của các đối tượng quan sát có được mà ta nên sử dụng phối hợp nhiều phương tiện dạy học khác nhau.

Như vậy câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên là: Sai!

Tranh ảnh

Là loại phương tiện được sử dụng phổ biến trong các môn học về tự nhiên và xã hội, thường được sử dụng khi khơng có vật thật hoặc hỗ trợ thêm cho vật thật. Trong sách giáo khoa của các môn học về tự nhiên và xã hội, kênh hình chủ yếu là tranh ảnh. Đây là nguồn phương tiện quan trọng giúp cho giáo viên và học sinh ở tất cả các vùng miền khác nhau trong toàn quốc.

VD: Tranh ảnh về các dạng thời tiết, về các hệ cơ quan trong cơ thể người...

Phương pháp làm việc với tranh ảnh

• Hướng dẫn học sinh quan sát kĩ các sự vật, hiện tượng được vẽ hoặc chụp trong các bức tranh bằng các câu hỏi định hướng cụ thể. Chẳng hạn: Em nhìn thấy những gì được vẽ (hay chụp) trong tranh ảnh? Em hãy nhận xét kĩ về đặc điểm của từng bộ phận của các sự vật, hiện tượng?

• Hướng và giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng được để cập trong tranh ảnh.

• Giáo viên tạo cơ hội và thời gian để các em được quan sát tỉ mỉ và được tự nói ra những kết quả mà mình đã quan sát được.

Bài tập thực hành

Hãy lựa chọn một bức tranh vẽ hay ảnh chụp nào đó trong sách giáo khoa các mơn về tự nhiên và xã hội và nêu phương pháp làm việc cụ thể.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)