PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VA

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội (Trang 36 - 38)

Phương pháp thảo luận PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VA

• Mơi trường gần gũi hay mơi trường địa phương là nơi các em sinh ra và lớn lên, nên đã quen thuộc và có sẵn những mối quan hệ với con người, với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Đây là điều kiện thuận lợi để học sinh có thể tiến hành các cách thức thu thập thơng tin khác nhau: quan sát tại hiện trường hay trực tiếp các đối tượng điều tra, có thể phỏng vấn bất cứ người dân địa phương nào cần, việc thu thập tài liệu, mẫu vật, tranh ảnh ... cũng dễ dàng. • Việc điều tra trong mơi trường địa phương cịn làm cho học sinh hiểu rõ hơn

địa phương từ đó khơi gợi tình u và ý thức xây dựng, cải thiện và bảo vệ q hương.

2.Vì sao khi dạy học về mơi trường địa phương, giáo viêncầnphải tổ chức cho học sinh tiến hành điều tra?

Khi học về địa phương giáo viên thường lúng túng trong việc lập kế hoạch dạy học, vì những nội dung của từng địa phương chỉ có thể do giáo viên hay nhà trường tự tìm kiếm. Ngồi ưu điểm của một phương pháp dạy học tích cực, điều tra cịn là phương pháp dạy học hiệu quả ngay cả khi giáo viên chưa có nhiều thơng tin về địa phương nơi mình đang dạy học... Chỉ bằng những gợi ý và tổ chức cho học sinh điều tra các em học sinh sẽ là người đi tìm kiếm thơng tin đó. Và những kết quả điều tra được của học sinh sẽ làm phong phú thêm cho vốn hiểu biết của cả giáo viên về địa phương.

Bài tập thực hành

Hãy nêu 3 đề tài cho học sinh tiểu học tiến hành điều tra, với mỗi đề tài hãy gợi ý những câu hỏi và các cách thức thu thập thông tin cụ thể cho học sinh.

Phương pháp đóng vai là gì?

Là cách thức tổ chức học sinh tham gia giải quyết một tình huống của nội dung học tập gắn liền với thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng mà không cần kịch bản hoặc luyện tập trước.

Tinh huống

Đóng vai khơng theo kịch bản sẽ khác với đóng vai theo kịch bản như thế nào? Hãy nhận xét về tính tích cực của người tham gia!

Người tham gia sẽ có nhiều cơ hội để tư duy sáng tạo cũng như tích cực huy động vốn hiểu biết của mình vào việc giải quyết tình huống hơn. Như vậy việc đóng vai vừa dễ tổ chức vừa phát huy tính tích cực của học sinh.

Vai trị của phương pháp đóng vai

• Do khi diễn xuất học sinh ln có xúc cảm với vai cuả một nhân vật nào đó cho nên đây là phương pháp dạy học đặc biệt gây hứng thú học tập cho học sinh. • Phát huy trí tưởng tượng ở học sinh.

• Học sinh được xâm nhập vào thực tế để tìm ra cách giải quyết các vần đề nên tập dượt được kỹ năng giải quyết vấn đề hoặc học được những tích cách của các nhân vật lịch sử. Đây là dạng hoạt động học tập mang tính sáng tạo cao và kích thích phát triển khả năng tư duy ở học sinh.

Các bước tiến hành phương pháp đóng vai

Bước 1: Lựa chọn tình huống

HS cũng phải được tham gia chọn như vậy mới gây được hứng thú Bước 2: Chọn người tham gia

HS tình nguyện tham gia hoặc GV tiến cử và được HS hứng thú chấp nhận Bước 3: Chuẩn bị diễn xuất

Các vai diễn bàn bạc cách thể hiện (HS chủ động) Bước 4: Thể hiện vai diễn

Một số học sinh thể hiện vai diễn các học sinh khác quan sát, theo dõi Bước 5: Đánh giá kết quả

GV và HS nhận xét, đánh giá chất lượng diễn xuất, khen thưởng Có thể yêu cầu nhóm học sinh khác diễn lại

Bài tập thực hành

Làm việc theo nhóm 5-6 sinh viên:

1. Mỗi nhóm hãy liệt kê 5 tình huống đóng vai trong một mơn học nào đó trong các mơn về tự nhiên và xã hội.

2. Hãy thảo luận và lựa chọn một tình huống đóng vai và thực hiện đóng vai trước sự chứng kiến của các nhóm khác.

Tham khảo

Một số tình huống đóng vai trong các mơn về tự nhiên và xã hội. Tiếp khách khi bố mẹ vắng nhà.

Đi khám bệnh (chủ đề Con người và Sức khỏe) Gửi thư ở bưu điện (chủ đề Xã hội).

Mua bán ở cửa hàng (chủ đề Xã hội). Gọi điện thoại (chủ đề Xã hội).

Diễn kịch theo các tiểu phẩm lịch sử (phân môn Lịch sử). ...

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)