ĐẶC TRƯNG CỦA MÔN LỊCH SỬ VÀ YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội (Trang 111 - 119)

PHẦN LỊCH SỬ

ĐẶC TRƯNG CỦA MÔN LỊCH SỬ VÀ YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ.

mới phương pháp dạy học lịch sử

PHẦN LỊCH SỬ

ĐẶC TRƯNG CỦA MÔN LỊCH SỬ VÀ YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNGPHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ. PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ.

Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Vì vậy khơng thể phán đốn, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử, mà cần phải thơng qua những "dấu tích" của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên việc tất yếu không thể không tiến hành là cho học sinh tiếp nhận thơng tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Học sinh tiểu học cần có những biểu tượng về "các sự kiện đã diễn ra", cần tạo ra trong nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan niệm xã hội cụ thể.

Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại khơng phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là: học sinh thơng qua q trình làm việc với sử liệu, tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. "Ngay ở tiểu học học sinh cũng cần phải được làm quen và học tập các thao tác trí tuệ trong hoạt động khoa học của các nhà sử học, dù mức độ chỉ dừng ở lại ở các hình thức sơ đẳng nhất." (Nhiều tác giả. Sách tra cứu về lí luận dạy học lịch sử. Duesseldorf, 1992 (tiếng Đức), tr. 544)

Như vậy, cần phải thay đổi quan niệm rằng học tập lịch sử đồng nghĩa với kể chuyện lịch sử tức là không phải là sự cung cấp sẵn cho học sinh những thông tin về các sự kiện đã diễn ra mà học sinh phải được làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử, rồi tự phát hiện ra dấu hiệu về các sự kiện đó mà hình thành dần trong nhận thức biểu tượng về chúng.

Một số biện pháp tổ chức cho học sinh tiếp nhận thơng tin từ sử liệu

• Giáo viên kể lại các câu chuyện lịch sử, tường thuật lại diễn biến các sự kiện lịch sử, miêu tả các sự vật, đối tượng, thiết chế ... đã tồn tại trong lịch sử. • Sử dụng các phương tiện trực quan như tranh ảnh, bản đồ, phục chế hiện vật...

Nếu có các phương tiện nghe nhìn như phim video, radiocassette, phim đèn chiếu, máy chiếu overhead thì càng tốt.

• Học sinh làm việc với các sử liệu trong sách giáo khoa hoặc những sử liệu do giáo viên cung cấp khi giao việc, được in trong phiếu học tập...

Đặc điểm của việc lựa chọn nội dung lịch sử

• Chương trình khơng trình bày một cách tồn diện, ví dụ như các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội... của từng giai đoạn lịch sử, mà chỉ trình bày những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu. Sự chọn lọc, cấu trúc mà mức độ nội dung như vậy nhằm đảm bảo mục tiêu, phù hợp với thời lượng dành cho mơn học cũng như trình độ nhận thức của học sinh.

• Đảm bảo sự chính xác của các sự kiện lịch sử, cập nhật với sự phát triển của khoa học lịch sử.

Nội dung lịch sử lớp 4

• Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng thế kỉ VI trước cơng ngun đến khoảng năm 179 trước cơng ngun)

• Bài 1. Nước Văn Lang • Bài 2. Nước Âu Lạc

• Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến 938) • Bài 3. Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc • Bài 4. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

• Bài 5. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngơ Quyền lãnh đạo (năm 938) • Bài 6. Ơn tập

• Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến năm 1009) • Bài 7. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

• Bài 8. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) • Nước Đại Việt thời Lý (từ năm 1009 đến năm 1226)

• Bài 9. Nhà Lý dời đơ ra Thăng Long • Bài 10. Chùa thời Lý

• Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077) • Nước Đại Việt thời Trần (từ năm 1226 đến năm 1400)

• Bài 12. Nhà Trần thành lập • Bài 13. Nhà Trần và việc đắp đê

• Bài 14. Cuộc kháng chiến chống qn xâm lược Ngun – Mơng • Bài 15. Nước ta cuối thời Trần

• Bài 16. Chiến thắng Chi Lăng

• Bài 17. Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước • Bài 18. Trường học thời Hậu Lê

• Bài 19. Văn học và khoa học thời Hậu Lê • Bài 20. Ơn tập

• Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII Bài 21. Trịnh Nguyễn phân tranh

Bài 22. Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong Bài 23. Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII

Bài 24. Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786) Bài 25. Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)

Bài 26. Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung • Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858)

Bài 27. Nhà Nguyễn thành lập Bài 28. Kinh thành Huế

Bài 29. Tổng kết

Nội dung lịch sử lớp 5:

• Hơn tám mươi năm chống Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945) Bài 1. “Bình Tây Đại nun sối” Trương Định

Bài 2. Nguyễn Trường Tộ mong muốn cách tân đất nước Bài 3. Cuộc phản công ở kinh thành Huế

Bài 4. Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Bài 5. Phan Bội Châu và phong trào Đông du

Bài 6. Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Bài 7. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Bài 8. Xô viết Nghệ - Tĩnh

Bài 9. Cách mạng mùa thu

Bài 10. Bác Hồ đọc: “Tun ngơn Độc lập”

Bài 11. Ơn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đơ hộ (1858 – 1945)

• Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống Pháp Bài 12. Vượt qua tình thế hiểm nghèo

Bài 13. “... Thà hi sinh tất cả,chứ không chịu mất nước...” Bài 14. Thu - đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp Bài 15. Chiến thắng biên giới thu – đông 1950

Bài 16. Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới Bài 17. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Bài 18. Ơn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 – 1954)

• Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975)

Bài 19. Nước nhà bị chia cắt Bài 20. Bến tre đồng khởi

Bài 21. Nhà máy hiện đại đầu tiên ở nước ta Bài 22. Đường Trường Sơn

Bài 24. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” Bài 25. Lễ kí Hiệp định Pa-ri

Bài 26. Tiến vào Dinh Độc lập

• Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ năm 1975 đến nay) Bài 27. Hoàn thành thống nhất đất nước

Bài 28. Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hịa Bình

Bài 29. Ơn tập: Lịch sử nước ta giữa thế kỉ XIX đến nay

Mơ hình một bài học lịch sử theo hướng đổi mới phương pháp dạy học

1. Định hướng mục tiêu:

• Đây là khâu "khởi động" bộ máy tư duy của học sinh. Họ cần phải nhận thức được: Đối tượng sẽ nhận thức là gì? Những việc cần làm trong tiết học hoặc một phần tiết học là gì? Kết quả học tập cần đạt đến là gì?

• GV cần tạo động cơ cho học sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt là tạo tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề trong dạy học lịch sử có thể tạo ra từ 3 cơ sở chủ yếu:

a) Các vấn đề của lịch sử đã đặt ra trong quá khứ, các tình huống quyết định hoặc lựa chọn của quá trình lịch sửb) Các mâu thuẫn trong kết quả nghiên cứu nhận định, đánh giá của các nhà sử học.c) Mâu thuẫn của kiến thức đã có của học sinh với tư liệu lịch sử mà họ vừa tiếp cận.

Từ đó nêu ra nhiệm vụ mà học sinh cần giải quyết qua một vài câu hỏi định hướng. 2. Tổ chức cho học sinh tiếp cận các tài liệu sử học, tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động về những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Bước này có thể được thực hiện bằng các biện pháp:

• Giáo viên (hoặc học sinh, tốt nhất là học sinh) trình bày các sự vật, sự việc đã diễn ra trong lịch sử: tường thuật, miêu tả, kể chuyện kết hợp với các phương tiện trực quan đặc biệt chú ý đến các phương tiện nghe nhìn.

• Học sinh làm việc với các sự kiện được trình bày trong sách giáo khoa hoặc các phương tiện bổ sung qua các phiếu học tập.

• Những suy nghĩ của học sinh cần phải có căn cứ sử liệu, theo phương pháp tư duy đúng đắn, các suy luận phải lơ gích, phải được chứng minh chặt chẽ, theo đúng các quy tắc chung và của phương pháp sử học. Học sinh cần được trình bày (nói hoặc viết), ý kiến của cá nhân cần được trao đổi, tranh luận tự do, dân chủ, hiểu biết lẫn nhau.

4. Kết luận vấn đề:

• Tổ chức cho học sinh đánh giá ý kiến cá nhân hoặc các nhóm.

• Giáo viên kết luận: khảng định những kết quả học tập của học sinh, những điều cần lĩnh hội qua tiết học; sắp xếp những điều đó vào hệ thống tri thức đã có của học sinh về thời đại lịch sử.

Ví dụ thiết kết bài học

Bài 5. Phan Bội Châu và phong trào Đông du (lớp 5)

I. Mục tiêu

Về kiến thức

- Học sinh biết Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Học sinh hiểu được phong trào Đông du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân pháp.

Về kĩ năng

- Hình thành kĩ năng trình bày truyền đạt về Phan Bội Châu, phong trào Đông du. Về thái độ

-Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, sự kính phục đối với nhà yêu nước, hình thành tình yêu đất nước ở học sinh.

II. Đồ dùng dạy học chủ yếu

Ảnh trong sgk phóng to (nếu có điều kiện) Bản đồ thế giới (để xác định vị trí của Nhật Bản)

Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đơng du (nếu có)

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Giáo viên có thể giới thiệu bài:

+ Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã đứng lên kháng chiến chống Pháp, nhưng tất cả các phong trào đấu tranh đều bị thất bại.

+ Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Hai ông đã đi theo xu hướng cứu nước mới.

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:

+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đơng du nhằm mục đích gì? + Kể lại những nét chính về phong trào Đơng du.

+ Ý nghĩa của phong trào Đông du. Gợi ý câu trả lời:

+ Đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước.

+ Sự hưởng ứng phong trào Đông du của nhân dân trong nước, nhất là những thanh niên yêu nước Việt Nam.

+ Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp

- Học sinh trình bày kết quả thảo luận - Giáo viên bổ sung:

+ Giáo viên có thể giới thiệu thêm về Phan Bội Châu: Phan Bội Châu sinh năm 1867 mất năm 1940 quê ở làng Đan nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đã bị thực dân Pháp đơ hộ. Ơng là người thơng minh, hoc rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp.

+ Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?

Gợi ý: Nhật Bản trước đây đã từng là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách rồi trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản cũng là một nước “Đồng văn, đồng chủng” (cùng chung nền văn hóa Á Đơng và cùng chủng tộc da vàng) nên hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.

Hoạt động 4: Thảo luận nhóm

Các nhóm đọc thơng tin trong sgk và thảo luận theo các câu hỏi: + Phong trào Đơng du là gì?

+ Phong trào Đơng du bắt đầu và kết thúc khi nào? + Tình hình hưởng ứng phong trào này ra sao?

+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn mà nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

+ Vì sao phong trào Đơng du bị tan dã? Hoạt động 5: Thảo luận chung cả lớp

- Giáo viên gọi một vài nhóm học sinh trình bày về những câu hỏi đã nêu ở trên. Các nhóm khác bổ sung. Giáo viên hồn thiện câu trả lời của học sinh.

- Giáo viên hỏi thêm:

+ Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng ở nước ta.

+ Ở địa phương chúng ta có những di tích nào về Phan Bội Châu?

Thực hành

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội (Trang 111 - 119)