MƠN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Sách giáo khoa mơn Lịch sử và Địa lí
Vì sao có mơn học Lịch sử và Địa lí?
Lí do hình thành mơn học Lịch sử và Địa lí?
Ở các nước có nền giáo dục phát triển quan điểm tích hợp trong việc xây dựng chương trình giáo dục được đề cao. Ở giai đoạn I của bậc tiểu học của các nước này các kiến thức về tự nhiên và xã hội được tích hợp trong một mơn học, cịn giai đoạn II thường tách ra thành 2 môn học: môn khoa học tự nhiên và môn khoa học xã hội.
Việt Nam cũng thực hiện cải tiến chương trình giáo dục theo xu hướng tích hợp đó. Cho đến bây giờ ta đã tích hợp được các kiến thức về tự nhiên và xã hội vào một học ở giai đoạn I, đó chính là mơn học Tự nhiên và Xã hội. Ở giai đoạn II, các kiến thức về tự nhiên cũng được tích hợp thành một mơn học: Khoa học. Các kiến thức về xã hội cũng cần được tích hợp thành một mơn học. Tuy nhiên việc tích hợp đó địi hỏi phải có thời gian nghiên cứu tìm hiểu, vì mỗi một xã hội có các vấn đề xã hội của riêng mình. Đó chính là lí do mơn Lịch sử và Địa lí ra đời.
Với tư cách là một mơn học, khi dạy học Lịch sử và Địa lí cần lưu ý những điểm gì?
Khi điều kiện chưa cho phép tích hợp hồn tồn, việc dạy học hai phân môn này phải được thực hiện theo tinh thần liên môn. Vai trị đó chỉ có thể thực hiện được bới chính giáo viên, những người trực tiếp đứng lớp.
Cần phải dạy học tích hợp hai phân mơn này như thế nào?
Tuy là hai phân môn riêng biệt song lịch sử và địa lí có mối liên hệ mật thiết với nhau. Lịch sử là những gì đã xảy ra, tồn tại một cách khách quan. Những điều đã xảy ra đó đều gắn với một khơng gian và thời gian cụ thể. Vì vậy chúng có liên quan mật thiết với những sự vật và hiện tượng địa lí nhất định. Cho nên trong khi dạy và học lịch sử có nhiều cơ hội để liên hệ với các kiến thức địa lí và ngược lại. Ví dụ: Khi học bài địa lí: Đồng bằng Bắc bộ, giáo viên có thể liên hệ với kiến thức của bài lịch sử: Nhà Lí dời đơ ra Thăng long,và ngược lại. Hoặc có thể dạy về cả kiến thức về lịch sử và địa lí địa phương cùng một lúc...