Đặc trưng của môn lịch sử và yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội (Trang 111)

mới phương pháp dạy học lịch sử

mới phương pháp dạy học lịch sử PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ.

Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Vì vậy khơng thể phán đốn, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử, mà cần phải thơng qua những "dấu tích" của q khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên việc tất yếu không thể không tiến hành là cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Học sinh tiểu học cần có những biểu tượng về "các sự kiện đã diễn ra", cần tạo ra trong nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan niệm xã hội cụ thể.

Học tập Lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là sự học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe, học sinh học thuộc lòng theo thầy, theo sách giáo khoa mà là: học sinh thơng qua q trình làm việc với sử liệu, tự tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. "Ngay ở tiểu học học sinh cũng cần phải được làm quen và học tập các thao tác trí tuệ trong hoạt động khoa học của các nhà sử học, dù mức độ chỉ dừng ở lại ở các hình thức sơ đẳng nhất." (Nhiều tác giả. Sách tra cứu về lí luận dạy học lịch sử. Duesseldorf, 1992 (tiếng Đức), tr. 544)

Như vậy, cần phải thay đổi quan niệm rằng học tập lịch sử đồng nghĩa với kể chuyện lịch sử tức là không phải là sự cung cấp sẵn cho học sinh những thông tin về các sự kiện đã diễn ra mà học sinh phải được làm việc với các nguồn tư liệu lịch sử, rồi tự phát hiện ra dấu hiệu về các sự kiện đó mà hình thành dần trong nhận thức biểu tượng về chúng.

Một số biện pháp tổ chức cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu

• Giáo viên kể lại các câu chuyện lịch sử, tường thuật lại diễn biến các sự kiện lịch sử, miêu tả các sự vật, đối tượng, thiết chế ... đã tồn tại trong lịch sử. • Sử dụng các phương tiện trực quan như tranh ảnh, bản đồ, phục chế hiện vật...

Nếu có các phương tiện nghe nhìn như phim video, radiocassette, phim đèn chiếu, máy chiếu overhead thì càng tốt.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)