Vai trò của quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh tạ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5.Vai trò của quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh tạ

trường tiểu học

Đối với các cấp quản lý từ cơ sở trường học tới trung ương, kiểm tra, đánh giá là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục cả về định lượng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, về đội ngũ GV, về vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.

Với câu hỏi đặt ra cho chúng ta là công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có cần thiết trong nhà trường tiểu học hiện nay không? Nó có ảnh hưởng tới việc dạy và học như thế nào? ảnh hưởng gì tới sự phát triển nhân cách học sinh? Nó có quan hệ ra sao đối với việc phát triển xã hội? Vậy tổ chức quản lý như thế nào cho phù hợp với bối cảnh không thi tốt nghiệp tiểu học - trung học cơ sở hiện nay, làm thế nào để đạt hiệu quả trong chiến lược phát triển con người toàn diện? Những vấn đề được giải quyết từng bước theo cơ sở biện chứng của lý luận khoa học giáo dục.

Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH, đổi mới giáo dục chính là chìa khoá để phát triển các mặt kinh tế, văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật, tạo chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế và phát triển bền vững.

Quan điểm của Đảng là đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới cách đánh giá xếp loại học sinh và đổi mới trong thi tuyển nhằm tạo sự công bằng trong giáo dục, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng với thời đại công nghệ thông tin. Gần đây có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo, nhiều chuyên đề đã đi vào khai thác vấn đề nóng bỏng này. Trong đó vấn đề nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL trường học là yêu cầu cấp thiết của hệ thống giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh trong nhà trường là vấn đề rất quan trọng, đảm bảo mối liên hệ thường xuyên và bền vững trong quá

trình dạy và học, do đó việc quản lý tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học là vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Kiểm tra là quan sát kiểm nghiệm sự phù hợp quá trình hoạt động của khách thể với các quyết định quản lý, với các đạo luật, các mục tiêu, đó chính là một loại hoạt động quản lý nhằm đo lường phát hiện những sai lệch, để chấn chỉnh những công việc đang làm cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Kiểm tra trong quản lý trường học là phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức của các hoạt động giáo dục trong nhà trường. (I.P Rachenco- Tổ chức lao động sư phạm một cách khoa học - NXBGD).

Trong nhà trường việc đánh giá gồm nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh có ý nghĩa phong phú: Có thể là dự đoán khả năng diễn biến tâm sinh lý hay sự việc hiện tượng; xác định khả năng tiếp thu kiến thức mức độ hiểu biết tri thức được thể hiện qua điểm số hoặc lời nhận xét của GV. Trong nhà trường việc đánh giá thường được dựa trên kết quả kiểm tra, kiểm tra là phương tiện của đánh giá, người học trong nhà trường qua được tất cả các kỳ kiểm tra coi như đã đến đích cuối cùng của đánh giá. Đánh giá tốt là phương tiện củng cố lòng tin cho học sinh vào sức học và khả năng của mình, cũng là phương tiện để bù trừ những sai lầm trong học tập và cuộc sống. Qua đánh giá cũng hình thành ở học sinh khả năng tự đánh giá, tự ý thức về bản thân. Theo Robert F.Mager (Pháp): Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và GV để dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ.

Đánh giá là thông tin phản hồi trong quá trình điều khiển, được xem như toàn bộ quá trình thu thập các số liệu và thông tin cần thiết về chương trình học tập cụ thể để cung cấp bằng chứng, cơ sở cho các hoạch định chương trình và những quyết định liên quan đến chương trình, kế hoạch đào tạo.

Từ những ý kiến trên, ta có thể rút ra nhận xét: Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập thông tin và xử lý kịp thời, nắm chắc được thông tin về

hiện trạng, nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Đánh giá KQHT là quá trình thu thập thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh và việc dạy của GV nhằm tìm ra những nguyên nhân của tình hình đó, tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm để giúp học sinh học tập tiến bộ hơn, phát triển nhân cách ngày một tốt hơn.

Điều cốt lõi của giáo dục chính là chiến lược phát triển con người và ngược lại việc phát triển con người phải gắn liền với chiến lược phát triển GD&ĐT. Nếu thiếu hiểu biết về mối quan hệ này hoặc hiểu biết nông cạn thì người quản lý nhà trường sẽ mất phương hướng trong hoạt động của mình, mất khả năng chủ động, sáng tạo trong khâu ra các quyết định quản lý. Nhưng để có những quyết định đúng đắn thì phải nắm chắc được tình hình cụ thể, mà tình hình ở đây chính là chất lượng thực của học sinh trong nhà trường, để nắm chất lượng thực đó không gì khác ngoài việc kiểm tra, đánh giá. Chính vì vậy quản lý việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh là hết sức quan trọng trong quá trình lao động của người HT. Xem xét quá trình dạy học không thể tách rời việc nghiên cứu kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh, đồng thời nghiên cứu kiểm tra, đánh giá cũng không thể tách rời mối liên hệ đồng bộ với GD&ĐT nói chung và quá trình dạy học tại nhà trường nói riêng. Chúng ta có thể khẳng định lại rằng có học tập thì phải có kiểm tra, đánh giá.

Quản lý tốt phương pháp kiểm tra, đánh giá là thúc đẩy các mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó kiểm tra, đánh giá vừa xác định KQHT, vừa là tiền đề để ra các quyết định quản lý đúng đắn trong việc chỉ đạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 30 - 32)