0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 72 -74 )

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Thông qua các đợt học tập sinh hoạt chính trị, để học tập các văn bản, chỉ thị nghị quyết của Bộ GD - ĐT do Phòng GD&ĐT và nhà trường tổ chức. Tổ chức cho riêng CBQL trường học (các trường trong toàn huyện) hội thảo về vấn đề chất lượng giáo dục tiểu học hiện nay, việc nâng cao chất lượng, sự cần thiết và cấp bách của vấn đề chất lượng. Tuy nhiên để làm được vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo (HT, Phó HT) phải tham mưu đắc lực với các cấp chính quyền từ huyện đến xã quan tâm thực sự đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo tại địa phương.

Đối với các nhà trường tiểu học người HT cần phải tổ chức cho cán bộ GV trường mình học tập đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tạo cho họ

tâm thế của người làm công tác giáo dục. Nâng cao trách nhiệm, ý thức tự nguyện tự giác của người GV, làm cho GV và các thành viên trong tập thể thừa nhận tính chân lý khách quan, yêu cầu cần thiết vì quyền lợi của học sinh và cũng là quyền lợi của bản thân mình trong sự nghiệp giáo dục. Mọi thành viên phải thấm nhuần một số văn bản chủ yếu gắn với việc nề nếp dạy học như:

+ Quyết định số :16/2006/BGD&ĐT - Ban hành ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT về Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.

+ Quyết định số : 04/2008/QĐ-BGD&ĐT - Ban hành ngày 04/2/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường Tiểu học.

+ Thông tư 32/2009/TT-BGD&ĐT - Ban hành ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng BGA&ĐT ban hành qui định về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học.

+ Điều lệ trường tiểu học; ban hành theo thông tư 41/2010-TT- BGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng BGD&ĐT.

+ Những nội quy, quy định của nhà trường về phương pháp dạy học, và những chủ chương lớn trong năm học. Tổ chức học tập, trao đổi toạ đàm trong GV và phụ huynh học sinh toàn trường.

+ Tổ chức cho phụ huynh học sinh thảo luận, tìm hiểu những vấn đề cần thiết về chương trình lớp ghép và chương trình phổ cập tiểu học, nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

Để thực hiện biện pháp này cần thực hiện các bằng các cách thức như sau: + Thứ nhất: Thông qua bồi dưỡng hè thường xuyên của ngành giáo dục hàng năm, qua các đợt tập huấn, chu kỳ theo thời điểm cập nhật thông tin chính xác và mau lẹ.

+ Thứ hai: Đối với các nhà trường cần phải đưa các nội dung này vào trong các buổi họp chuyên môn, họp hội đồng hàng tháng, trong sinh hoạt chuyên đề và những buổi sinh hoạt ngoại khoá.

+ Thứ ba: Thực hiện tốt công tác chuẩn hoá GV, nhất quyết loại ra khỏi ngành những người không đủ tiêu chuẩn, chưa thực sự coi trọng sự nghiệp

giáo dục, không có tinh thần cầu tiến, không tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Đưa ra cơ chế luân chuyển GV giữa các nhà trường tiểu học phù hợp với tình hình thực tế của huyện (nam giới từ 5 năm trở lên, nữ từ 3 đến 4 năm), nhằm đảm bảo biên chế ngay từ đầu năm học cho các trường thực hiện tốt nhiệm vụ của trường mình. Kiên quyết không chấp nhận những báo cáo mang tính chất chung chung không rõ trách nhiệm cá nhâncủa những người quản lý trường học.

Việc làm trên thông qua các hoạt động đó nhằm mục đích nâng cao trình độ nhận thức cho tất cả những người làm công tác giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân từ đó sẽ thúc đẩy được công tác xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện học sinh.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 72 -74 )

×