0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phòng GD&ĐT hướng dẫn HT quản lý nội dung kiểm tra, đánh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 77 -81 )

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Phòng GD&ĐT hướng dẫn HT quản lý nội dung kiểm tra, đánh

chất lượng học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp là nhằm giúp cho các nhà quản lý trong nhà trường tiểu học có thể:

+ Xác định rõ tầm quan trọng của nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp tiểu học.

+ Thấy rõ nội dung cần phải làm trong công tác kiểm tra của người HT như quy định kiểm tra đó là:

Thứ nhất là kiểm tra theo tuần, tháng đối với các môn đánh giá bằng điểm số môn toán là 2 lần điểm/tháng, môn tiếng Việt là 4 lần điểm/tháng. Nhưng đối với phân môn tiếng Việt thì nó gồm nhiều phân môn nhỏ, vậy phải kiểm tra từng môn sao cho phù hợp với đặc điểm từng phân môn:

Thứ hai là đối với các môn đánh giá bằng nhận xét mỗi tháng là 2 đến 3 nhận xét vậy người HT phải nắm bắt, quản lý vấn đề này một cách khoa học khách quan.

Thứ ba là đảm bảo theo quy định của ngành về thời điểm kiểm tra, đánh giá và thời điểm làm báo cáo chất lượng lên cấp trên.

+ Giúp GV thực hiện đầy đủ quy chế của hoạt động kiểm tra, độ chính xác trong kiểm tra.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

+ Vận dụng phương pháp kiểm tra tổ chuyên môn theo quy chế của chuyên môn trường tiểu học.

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn về kiểm tra của từng cán bộ GV, cán bộ thư viện, cán bộ phụ trách phong trào... nhằm đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng chung của một nhà trường.

+ Nội dung kiểm tra là trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và trình độ nhận thức của học sinh. Khi kiểm tra GV người HT cũng nắm bắt được chất lượng kiến thức kỹ năng và sự phát triển trí tuệ của học sinh để từ đó đề ra những giải pháp cho công tác quản lý tiếp theo.

+ Thực hiện quy định của ngành về thời lượng kiểm tra cho mỗi tiết dạy, mỗi tiết kiểm tra định kỳ cuối kỳ I và cuối kỳ II.

Ngay từ đầu năm học người hiệu trưởng lên kế hoạch cho công tác kiểm tra chung của cả năm, đồng thời lựa chọn một số thành viên chủ chốt trong nhà trường để tham gia công tác kiểm tra, đánh giá theo đúng nguyên tắc, nội dung quy định của Bộ GD&ĐT. Huy động mọi lực lượng trong nhà trường tham gia công tác kiểm tra, đánh giá và khả năng tự đánh giá của mỗi GV, thành lập hội đồng tư vấn giáo dục trong nhà trường để nghe ý kiến đóng góp của các thành viên nhằm tìm ra giải pháp thích hợp trong nội dung kiểm tra trường mình.

Về nội dung kiểm tra, đánh giá của HT chính là kiểm tra các giờ học trên lớp với các hình thức dự giờ thăm lớp, kiểm tra việc thực hiện quy chế cho điểm, quy chế giờ học, sự tiếp thu của học sinh. Đánh giá phải dựa trên các nguyên tắc quy định tại quyết định số 48/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/11/2000 của

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ cho GV tiểu học.

Ngoài việc đã nêu trên người HT cần phải làm tốt công tác kiểm tra hồ sơ của từng GV khi lên lớp, kiểm tra sổ ghi điểm, sổ ghi nhận xét. Việc kiểm tra hồ sơ sổ sách là một trong những nội dung quan trọng trong chỉ đạo xây dựng nề nếp kiểm tra, xem GV đã thực hiện đúng, đủ nội dung quy định của kiểm tra, đánh giá.

Trong việc chỉ đạo nội dung kiểm tra cần đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện hồ sơ sổ sách trong công tác kiểm tra, đánh giá của từng GV trong từng ngày lên lớp. Việc GV thực hiện đầy đủ nội dung chương trình kiểm tra có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, về việc này cần lưu ý đến nhiều khía cạnh và điều kiện. Để xem xét đối tượng không phải chỉ đơn thuần dựa vào văn bản có tính pháp lý để đánh giá xử lý cùng một hiện tượng thiếu trong giờ lên lớp mà phải xem xét trong từng hoàn cảnh, nguyên nhân, tình thế cụ thẻ không hoàn toàn giống nhau. Do đó cách đánh giá xử lý không thể giống nhau về hình thức cũng như phương pháp. Làm thế nào để giải quyết công việc này một cách khéo léo hiệu quả đó chính là nghệ thuật của người quản lý, người đứng đầu nhà trường. Mục tiêu cuối cùng của công tác này là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy cho chính mỗi GV để họ tự giác, tích cực, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người GV XHCN.

Việc theo dõi đánh giá kết quả nhằm nâng chất lượng lên cũng là một khâu rất quan trọng nhưng cũng khá phức tạp tế nhị, nếu làm không khéo, không khách quan sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Ngược lại tổ chức tốt, có kế hoạch, tế nhị xử lý đúng đắn có tình, có lý, động viên kịp thời sẽ khích lệ mọi người làm việc tốt hơn, hiệu quả cao hơn, dẫn đến việc nâng cao chất lượng thực tế của nhà trường, tránh được tình trạng bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay. Hãy tìm hiểu cách soạn giáo án của giờ kiểm tra, cách thức tiến hành một tiết kiểm tra hiện nay sẽ thấy sự sáng tạo chẳng có là bao.

Về việc soạn giáo án kiểm tra định kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ hiện nay thì có quá nửa GV soạn cho có, soạn để HT kiểm tra. Nếu có sự đầu tư thì đó cũng chỉ là những tiết mà Ban giám hiệu theo dõi sát sao, vì vậy việc quản lý hồ sơ kiểm tra, đánh giá của GV cũng là một vấn đề liên quan chặt chẽ đến chất lượng học tập của học học sinh và chất lượng toàn trường.

Trong công tác quản lý chuyên môn người HT cần tham mưu cho bộ phận cán bộ chuyên môn phòng giáo dục, đề nghị phòng tổ chức các đoàn kiểm tra về trường nhằm chấn chỉnh những thiếu sót do những ý nghĩ chủ quan của chính bản thân các nhà trường và từng GV, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động, chỉ đạo chuyên môn của trường. Đối với những trường chưa đạt chuẩn quốc gia thì việc các đoàn kiểm tra cấp trên đến các trường này có một ý nghĩa quan trọng trong việc giúp nhà trường phấn đầu hoàn thành việc đoạt chuẩn quốc gia.

Trong công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn của HT cần phải lưu ý tới việc tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn bộ GV các trường tiểu học. Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng có một ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Điều này đòi hỏi các GV phải nâng cao kỹ năng giảng dạy về nhiều mặt như: kĩ năng giảng dạy; giảng dạy cách đọc và tính toán; giảng dạy Tiếng Việt... Do vậy người HT cần có những biện pháp tổ chức học tập, hội thảo và tham mưu với phòng giáo dục tổ chức cho GV nâng cao các kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm cần thiết phù hợp với học sinh. Tuy nhiên việc kiểm ra,đánh giá công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV là một yêu cầu không thể tách rời việc tự học tự nâng cao trình độ của mình theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Mặc dù kiểm tra bao nhiêu chăng nữa HT cũng không thể bắt GV làm việc với chất lượng cao được; vì lao động của người GV là lao động sáng tạo cho nên cần áp dụng một chế độ kiểm tra thích hợp nhằm phát huy được những lao động sáng tạo đó. Mặt khác trong việc "Dân chủ hoá trường học" thì tinh thần lao động của mỗi thành viên trong tập thể nhà

trường là thực sự quan trọng, cho nên HT cần giúp GV tự chủ, tự động, tự quản trong công tác giảng dạy, giáo dục của mình. Kiểm tra nhằm duy trì ý thức tổ chức kỷ luật của người GV, giúp GV có năng lực phân tích, đánh giá công việc của mình, từ đó họ tự hình thành ý thức năng lực tự kiểm tra của người GV đối với công việc của chính họ.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ngoài việc HT thực hiện nhiều công việc như công tác tổ chức, quản lí tăng cường cơ sở vật chất, tham gia các cuộc họp của UBND xã, Phòng GD&ĐT,...Nhưng HT phải sắp xếp công việc, đầu tư thời gian cho việc tổ chức kiểm tra GV thường xuyên.

HT thành lập Hội đồng tư vấn, giám sát, kiểm tra giúp việc về công tác kiểm tra đánh giá KQHT học sinh.

Đầu tư tài chính, ngân sách cho cán bộ, giáo viên làm thêm giờ để thực hiện các công việc giúp HT trong việc quản lí nội dung kiểm tra đánh giá chất lượng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 77 -81 )

×