0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 92 -99 )

8. Cấu trúc luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm được chúng tôi tổng hợp và thông kê sau khi xử lý dữ liệu sau đây:

Bảng 3.1. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Biện pháp 1 85,0 12,0 3,0 58,0 23,0 19,0 2 Biện pháp 2 35,0 62,0 3,0 22,0 73,0 5,0 3 Biện pháp 3 22,0 69,0 9,0 44,0 52,0 4,0 4 Biện pháp 4 11,0 62,0 27,0 12,0 65,0 23,0 5 Biện pháp 5 19,6 71,4 10,0 26,8 69,7 3,5 6 Biện pháp 6 24,0 65,0 11,0 43,0 53,0 4,0

Qua bảng số liệu trên có thể thấy được:

Nhìn chung, hầu hết các CBQL đều cho rằng các biện pháp được đề ra đều rất cần thiết hoặc cần thiết, tỉ lệ này đạt từ 73 - 97 (%).

Đặc biệt các ý kiến đều tập chung và khẳng định biện pháp 1 là biện pháp có tính cần thiết hơn cả, chiếm tới 85% ý kiến được hỏi, đồng thời cũng là biện pháp được cho là có tính khả thi nhất trong số các biện pháp mức độ rất khả thi là 58,0%. Điều này phù hợp với thứ tự ưu tiên trong việc thực hiện các biện pháp mà chúng tôi đã đề ra trong phần mối quan hệ của các biện pháp. Nếu thực hiện tốt biện pháp này có một ý nghĩa quan trong trong việc thực hiện các biện pháp còn lại.

Biện pháp thứ 2 được đánh giá có mức độ cần thiết đứng thứ 2 với 35%, nhưng mức độ khả thi chỉ đứng vị trí thứ 5 trong số các biện pháp mà chúng tôi đề ra. Để hiểu rõ nguyên nhân này chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn các đối tượng khảo nghiệm và được cho biết: mặc dù được đánh giá cao, song vẫn các điều kiện thực hiện biên pháp này là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện biện pháp này khó khăn hơn.

Tương tự như vậy đối với các biện pháp thứ 4 và thứ 5 cũng được đánh giá ở mức độ khả thi không cao, nguyên nhân xuất phát từ các điều kiện thực hiện biện pháp đó.

Đối với các biện pháp thứ 3 và thứ 6 có mức độ đánh giá cần thiết khá tốt và mức độ khả thi khi thực hiện biện pháp cũng khá cao. Qua phỏng vấn chúng tôi được biết, các biện pháp này mặc dù chưa được thực sự đánh giá cao về mức độ cần thiết so với một số biện pháp khác, song với nguồn lực, điều kiện của các nhà trường tiểu học của huyện Ninh Giang vẫn có thể triển khai một cách khả thi.

Tóm lại, tuy có những sự khác nhau giữa các ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện phá, do điều kiện cụ thể của từng nhà trường tiểu học huyện Ninh Giang là khác nhau, nhưng tất cả các ý kiến đều thống nhất cho rằng nếu thực hiện đồng bộ và hiệu quả các biện pháp này, thì sẽ góp phần nâng cao KQHT của học sinh tiểu học nói riêng và kết quả chất lượng giáo dục của huyện Ninh Giang nói chung. Đồng thời, qua đó đã minh chứng cho tính đúng đắn của giả thuyết được đặt ra ban đầu của đề tài.

Tiểu kết chƣơng III

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh tại các trường tiểu học có một ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng giáo dục của nhà trường tiểu học. Tuy nhiên, trong thực tế, đối với nhà trường tiểu học huyện Ninh Giang - Hải Dương thì công tác này vẫn còn tồn tại nhiều thực trạng cần khắc phục. Do đó cần có những biện pháp kịp thời đáp ứng việc thực hiện công tác này một cách khoa học và hợp lý.

Ở chương III, trên cơ sở lý luận đã được tổng hợp, nghiên cứu ở chương I và từ những thực trạng của việc quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh tại các trường tiểu học huyện Ninh Giang, chúng tôi đã hoàn thành các công việc như sau:

Thứ nhất: Đề ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp, trong đó, cần chú ý các nguyên tắc khả thi, nguyên tắc biện chứng, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc hiệu quả, và nguyên tắc thống nhất với mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học tại trường tiểu học. Từ những nguyên tắc này chúng tôi đã đề xuất các biện pháp sau đó.

Thứ hai: Chúng tôi đã đề xuất được 6 biện pháp cụ thể nhằm khắc phục các thực trạng của công tác kiểm tra, đánh giá học sinh tại các trường tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đồng thời góp phần nâng cao công tác quản lý chất lượng giáo dục, dạy học ở các nhà trường này.

Thứ ba: Chúng tôi đã khái quát được mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và thứ tự ưu tiên trong các biện pháp được đề xuất ở trên. Trong đó, chúng tôi đặc biệt lưu ý tới biện pháp thứ nhất, là nâng cao nhận thức và tầm quan trọng công tác kiểm tra, đánh giá học sinh của đội ngũ GV. Biện pháp này được xác định nếu thực hiện tốt sẽ là nền tảng vững chắc giúp thực hiện các biện pháp còn lại.

Thứ tư: Để khẳng định giả thuyết khoa học và giá trí của các biện pháp trên, chúng tôi đã tiến hành việc khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp đó thông qua việc khảo sát, lấy ý kiến của các cán bộ làm công tác quản lý giáo dục và cán bộ phụ trách công tác kiểm tra, đánh giá tại Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang. Kết quả khảo nghiệm cho chúng tôi biết được, hầu hết các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất đều đạt mức độ cần thiết và có tính khả thi cao góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá nói riêng.

Nói tóm lại, qua chương này chúng tôi nhận thấy rằng, trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết phải sử dụng phối hợp triệt để các phương pháp quản lý đúng lúc, đúng thời điểm sẽ làm cho công tác quản lý nhà trường đạt hiệu quả cao hơn trong công tác chống tiêu cực, báo cáo thành tích của các nhà trường. Người CBQL trường học sử dụng tốt các biện pháp trên thì tránh được bệnh thành tích và chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng lên đáp ứng với đòi hỏi của xã hội, của mọi người dân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá KQHT học sinh tiểu học là yêu cầu của thực tiễn quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra những kết luận chủ yếu sau:

+ Việc nghiên cứu, hệ thống hoá lý luận quản lý kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh tiểu học cho ta thấy được tính cần thiết, quan trọng của hoạt động này trong quản lý nhà trường nói chung và trong quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học trong nhà trường nhằm để lãnh đạo, tổ chức và điều khiển sao cho mọi hoạt động đánh giá đúng thực chất chất lượng học sinh trong bối cảnh bỏ thi đạt đúng giá trị của nó. Cũng từ đó tránh được bệnh chạy theo thành tích đang nổi cộm như hiện nay, nó đảm bảo cho việc căn cứ vào mục tiêu dạy học tức là đánh giá mức độ học sinh đạt được tri thức "chuẩn" cần thiết khi học hết tiểu học. Cũng từ đó đảm bảo tính khách quan khoa học, tính thường xuyên liên tục, hệ thống và toàn vẹn của công tác quản lý. Luận văn đã nêu được đặc thù của công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh hết tiểu học, góp phần khẳng định sự đúng đắn về chủ trương đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng chung của toàn ngành giáo dục và tránh được bệnh thành tích mà lâu nay chúng ta đang mắc phải.

+ Chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung và chất lượng KQHT trong những năm gần đây đây dần dần được nâng lên, tuy nhiên thực tế chỉ ra rằng vẫn còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Vì vậy, phải tìm các biện pháp quản lý chất lượng giáo dục tiểu học hữu hiệu để áp dụng có hiệu quả tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Không chỉ khâu kiểm tra, đánh giá của HT, Phó HT về chất lượng mà là cả một quá trình quản lý nhà trường theo điều lệ trường tiểu học, luật giáo dục 2005. Do đó các biện pháp mà đề tài đưa ra để thể nghiệm và nhằm giải quyết vấn đề này theo tiêu chí mới của Bộ đã quy định.

+ Xuất phát từ thực tế trên, Phòng GD&ĐT muốn quản lý tốt việc đánh giá KQHT học sinh tiểu học của các trường tiểu học đúng thực chất thì cần phải tiến hành đồng bộ một số biện pháp quản lý mà đề tài đã đưa ra. Tất cả quy chế quản lý đó phải kết hợp chặt chẽ theo quy chế chuyên môn của Bộ GD&ĐT đã quy định trên cơ sở kế hoạch hoá các hoạt động quản lý. Tăng cường việc quản lý chương trình và kế hoạch và quản lý chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá chất lượng chung trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp tiểu học hiện nay. Phòng GD&ĐT thanh tra, kiểm tra chuyên môn, kiểm tra thường xuyên việc tổ chức các đợt kiểm tra giữa kì và cuối kì cùng với việc đánh giá thực chất KQHT học sinh tiểu học. Từ đó có thể kết hợp các biện pháp quản lý nêu trên nhằm đạt hiệu quả nhất định. Các biện pháp quản lý cần phải đảm bảo theo quy chế nhất định sau:

- Cải tiến công tác ra đề kiểm tra định kỳ giữa kỳ, cuối kỳ.

- Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng GV về trách nhiệm trong việc đánh giá thật chính xác KQHT học sinh tiểu học.

- Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng trong toàn ngành giáo dục. - Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chất lượng, tăng cường công tác: "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" trong các nhà trường.

+ Thực tế cho thấy các biện pháp quản lý chất lượng học sinh hết tiểu học của Phòng GD&ĐT tại huyện Ninh Giang cần phải tiến hành đồng bộ, điều này chứng tỏ giả thuyết mà luận văn đưa ra là đúng đắn và mang tính khả thi cao. Thông qua các biện pháp này, việc quản lý KQHT học sinh tiểu học sẽ nâng cao hiệu quả chung và phù hợp với thực tế hiện nay. Vấn đề quản lý KQHT học sinh là hết sức quan trọng của Phòng G&ĐT. Phòng GD&ĐT phối kết hợp đầy đủ các biện pháp trên thì chất lượng giáo dục tiểu học ngày một nâng lên. Có nhiều cách phân loại các biện pháp quản lý chất lượng giáo dục tiểu học khác nhau nhưng trong luận văn này chúng tôi chỉ đề cập tới một số biện pháp phù hợp với thực tế tại huyện Ninh Giang.

+ Dưới sự tác động quan trọng của các cấp quản lý giáo dục và sự liên quan trực tiếp của các uỷ chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh. Phòng GD&ĐT Ninh Giang có những định hướng, kế hoạch nhằm giải quyết tốt những nhiệm vụ quản lý chất lượng chung của toàn huyện nhằm đảm bảo tính phù hợp, khoa học và tính tất yếu của khoa học quản lý giáo dục, việc vận dụng thành công các biện pháp đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng thực tế của cấp tiểu học huyện Ninh Giang ngày một cao hơn. Các biện pháp đã nêu ở trên có cơ sở khoa học và thực tiễn, chúng mang tính khả thi cao và thể hiển rõ vai trò chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT. Trên thực tế giữa lý luận quản lý giáo dục và thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu tiếp nhằm đưa ra giải pháp có hiệu quả trong quản lý chất lượng giáo dục hiện nay. Với định hướng chiến lược đổi mới trong đánh giá chất lượng giáo dục tiểu học hiện nay thì việc quản lý chất lượng trường tiểu học càng phải đi vào quy củ và có kết hoạch cụ thể chi tiết, mang tính khả thi cao, từ đó giúp phần đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ninh Giang và tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 92 -99 )

×