Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trường tiểu học do nhà nước đặt ra và xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Do đó, trường tiểu học có vị trí, chức năng và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp "trồng người".

Trong Điều 2 của Điều lệ trường tiểu học xác định rõ: "Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có tư cách pháp nhân và con dấu riêng".

Trong cuốn chuyên khảo "Công tác quản lí hành chính và sư phạm của trường tiểu học" JeanValerien có ghi ý kiến của UNESCO như sau: "Tiểu học không cần phải bàn cãi gì nữa, là cấp đào tạo chính để cung cấp nền giáo dục cơ bản mà mọi trẻ em có quyền được hưởng".

Giáo sư Phạm Tất Dong đã từng khẳng định: "Giáo dục tiểu học là một bộ phận nền tảng để trên đó chúng ta xây dựng toà nhà học vấn cho toàn dân". Đây là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, thực hiện trong 5 năm học từ lớp 1 đến lớp 5. Bậc học này nhằm giúp học sinh hình thành

những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học Cơ sở.

Đối với mỗi con người trong quá trình trưởng thành, trường tiểu học là nơi con người chính thức được tổ chức học tập, rèn luyện một cách "chính quy" nghiêm túc nhất. Trường tiểu học lần đầu tiên tác động đến trẻ em bằng phương pháp nhà trường (bao gồm cả nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục) nơi đầu tiên tổ chức một cách tự giác hoạt động học tập với tư cách là một hoạt động chủ đạo cho trẻ em, nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ em và là nơi tạo cho trẻ em có hạnh phúc đi học.

Như vậy, với tư cách là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng toàn bộ nền móng không những chỉ đạo cho giáo dục phổ thông mà còn cho cả sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Điều 3 - Luật phổ cập giáo dục tiểu học quy định mục tiêu của giáo dục tiểu học là: "Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nói, đọc, viết, tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội, con người, có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quí anh chị em, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ; yêu lao động, có kỉ luật, có nếp sống văn hoá; cú thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh; yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình".

Trong Điều 27 Khoản (2) của Luật giáo dục 2005, cũng đã ghi rõ: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học Cơ sở" [10].

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)