0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tăng cường quản lý cách đánh giá, ghi điểm, ghi học bạ cho học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 81 -105 )

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Tăng cường quản lý cách đánh giá, ghi điểm, ghi học bạ cho học

sinh của GV tiểu học

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này giúp cho các nhà quản lý nhà trường tiểu học, có thể: + Tổ chức thực hiện đúng, đủ chế độ chấm, ghi điểm ở sổ điểm, học bạ của học sinh.

+ Giúp GV nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc đánh giá học sinh, hạn chế tối đa việc làm thiếu trách nhiệm, tắc trách của một số GV trong việc đánh giá học sinh trong năm học.

+ Bảo quản học bạ của học sinh sau 5 năm và thực hiện tốt công tác bàn giao học bạ cho trường trung học cơ Sở.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Giáo dục hiện nay đang trên đà cải tiến mạnh mẽ, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Cải tiến cả về nội dung dạy học lẫn phương pháp dạy học, đặc biệt là cải tiến cách đánh giá ghi điểm, ghi nhận xét, nhằm giảm bớt áp lực trong mỗi

kỳ kiểm tra. Vì vậy việc quản lý khâu đánh giá ghi điểm cho học sinh là một yêu cầu rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay, làm thế nào để GV ghi đúng, chính xác là cả một vấn đề mà nhà quản lý nhà trường cần phải quan tâm đến.

Nội dung đánh giá ghi điểm hiện nay ở tiểu học được thực hiện theo Thông tư số 32/2009/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT. Mỗi GV dạy tiểu học đều phải chủ nhiệm một lớp (trừ GV chuyên) kết quả của mỗi học sinh được GV đánh giá vào sổ theo dõi ghi điểm. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học sau khi biên chế GV chủ nhiệm các lớp người HT cần phải quán triệt thông tư và chế độ cho điểm tới từng GV để họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc ghi điểm vào học bạ cho học sinh.

Quán triệt tinh thần việc đánh giá cho điểm, ghi học bạ của học sinh theo tinh thần chung về đánh giá cho điểm theo thông tư 32/2009/TT- BGD&ĐT.

+ Tổ chức cho cán bộ GV học tập chỉ thị về kiểm tra, đánh giá cho điểm theo quy định của Phòng GD&ĐT và của Sở GD&ĐT, áp dụng thực tế tại trường mình.

+ Hướng dẫn cụ thể cách đánh giá cho điểm, cách ghi học bạ, ghi nhận xét từng phần cụ thể tới từng GV, yêu cầu GV ghi chép đầy đủ và coi đó là cẩm nang trong công tác giảng dạy của mình.

+ Sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ giữa kỳ, cuối kì Phòng GD&ĐT cần phải kiểm tra và có đánh giá cụ thể, đồng thời nhắc nhở GV các trường tiểu học sửa chữa những thiếu sót trong khâu ghi điểm, ghi học bạ cho học sinh.

+ Quán triệt việc chấm bài phải đảm bảo tính khách quan trung thực, không cho GV mang bài của học sinh về nhà chấm, của các bài kiểm tra định kỳ và cuối kỳ. Làm được việc này sẽ tránh được tình trạng "Xin cho" giữa phụ huynh và GV, tránh được tiêu cực trong quản lý chất lượng chung của nhà trường, không có báo cáo sai lệch.

+ Đánh giá việc chấm đúng bài kiểm tra định kỳ, cuối kỳ và các bài kiểm tra thường xuyên của học sinh là một tiêu chí thi đua khen thưởng của GV, quản lý chặt cách ghi học bạ khi có điểm số của việc chấm bài.

+ Lưu giữ các bài chấm của GV vào hệ thống máy tính nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng thực và chống tình trạng xin cho, nâng chất lượng lên trong nhà trường.

Như vậy: thực hiện một cách triệt để biện pháp này sẽ thu được kết quả cao về chất lượng thực tế của nhà trường từ đó đánh giá đúng việc học sinh có đủ điều kiện chuyển lên học các cấp học trên không và chống được hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, đáp ứng với yêu cầu của Bộ trưởng về: "đánh giá đúng trong thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo dục".

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo, chuyên viên và các đ/c cán bộ làm công tác thanh kiểm tra của Phòng GD&ĐT nắm chắc các văn bản về đánh giá, ghi điểm trong sổ điểm, trong học bạ của cấp tiểu học.

HT các nhà trường đầu tư tủ, giá, cơ sở vật chất để quản lí sổ điểm, học bạ của các lớp và của học sinh theo từng năm học.

HT đầu tư ngân sách cho việc mua sổ điểm, học bạ, chi cho việc kiểm tra của cốt cán, người giúp việc trong công tác hướng dẫn việc ghi điểm trong sổ điểm và học bạ.

3.2.5. Phòng GD&ĐT tăng cường công tác quản lý kiểm tra, đánh giá học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này được chúng tôi đề ra nhằm mục đích giúp cho CBQL giáo dục có thể:

+ Quản lý chặt chẽ theo hệ thống nhất định các giờ kiểm tra như: Kiểm tra nhận thức chung, kiểm tra một tiết, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối kỳ và cả năm.

+ Tăng cường trách nhiệm của mỗi GV trong hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh theo đúng quy trình.

+ Đảm bảo cho việc thực hiện đúng, đủ chương trình quy định của giờ kiểm tra, GV không tự ý thay đổi theo chủ quan riêng của từng cá nhân trong nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này, cần thực hiện các nội dung cụ thể như sau: + Ngay đầu năm học Phòng GD&ĐT đưa ra quy chế nhất định nhằm quy trách nhiệm cho từng cán bộ GV của từng nhà trường đảm bảo việc kiểm tra đúng kỳ hạn, đúng quy trình do Bộ quy định.

+ Phòng GD&ĐT ra các văn bản hướng dẫn các trường tổ chức kiểm tra nghiêm túc, phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh.

+ Chỉ đạo các HT các trường tiểu học có quy chế rõ ràng trong việc kiểm tra, ngày giờ kiểm tra để tránh tình trạng GV tự ý thay đổi các ngày, giờ kiểm tra trong tuần, trong tháng.

+ Đảm bảo có lịch kiểm tra cụ thể đối với từng lớp, từng môn đồng thời phải có lịch kiểm tra đột xuất đối với những lớp này.

+ Phòng GD&ĐT kiể m tra độ t xuấ t mộ t số trườ ng trong các ngày kiể m tra đị nh kỳ theo lị ch củ a Phòng GD&ĐT.

Muốn cho GV thực hiện đúng tiến độ chương trình, Phòng GD&ĐT chỉ đạo HT các trường tiểu học cần phải xây dựng biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra của tất cả GV, cán bộ công nhân viên trong trường một cách hiệu quả, nhằm đưa ra những phương án xử lý kịp thời và có hiệu quả khi GV thực hiện sai quy trình.

+ Khi GV cần nghỉ phép vì lý do cá nhân phải báo cáo với nhà trường và phải có đơn xin nghỉ phép, trong đó ghi rõ lý do, số ngày xin nghỉ để có biện pháp cử người thay thế kịp thời trong khi kiểm tra.

+ Khi có GV nghỉ ốm, nghỉ đột xuất HT cần bố trí GV dự trữ làm công tác kiểm tra thay thế ngay (trường hợp không có GV dự trữ thì phải cử Phó HT trực tiếp kiểm tra lớp đó) không để lớp phải nghỉ trong giờ kiểm tra đã quy định.

+ HT chỉ đạo các tổ chuyên môn theo dõi và chủ động phân công GV coi chéo và theo dõi GV coi thi đúng và đủ chương trình, tránh tình trạng dồn bài, dồn giờ của môn này để kiểm tra môn khác.

+ Vấn đề ngày giờ công kiểm tra phải được đánh giá vào thi đua của từng GV, coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá GV hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ trong năm học.

Trên thực tế cũng có những GV lười trong khâu kiểm tra, đánh giá học sinh nên đến kỳ kiểm tra của nhà trường là làm đơn xin nghỉ với những lý do khác nhau (nhất là GV tại các lớp xa trường trung tâm). Do đó khi xét đơn xin nghỉ của những đối tượng này người HT cần phải nắm bắt đầy đủ thông tin về họ, về những lý do mà họ đưa ra trước khi đưa ra quyết định cho họ nghỉ, nhằm đảm bảo tính trung thực và khách quan trong công tác quản lý GV. Làm tốt công tác này sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trong đánh giá chất lượng học sinh của nhà trường theo tiêu chí mới bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, và khắc phục được tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp hiện nay.

Hàng tháng HT đều có tổng kết nhận xét và đánh giá trước hội đồng sư phạm về tình hình thực hiện quy chế, nội dung chương trình dạy học, kiểm tra trước tất cả GV toàn trường, kịp thời nhắc nhở, kiểm điểm những thiếu sót mà GV mắc phải. Đối với các trường tiểu học huyện Ninh Giang vấn đề này nếu không quản lý chặt sẽ dẫn đến tình trạng GV ở một số trường tiểu học dạy không đủ chương trình, mà đã không dạy đủ chương trình thì lấy đâu ra chất lượng kiểm tra thực được. Tuy nhiên việc quản lý ngày giờ công của GV HT cần khéo léo giải quyết có tình, có lý trong lý do xin nghỉ của GV nhằm đảm bảo đúng quy chế thực hiện nhiệm vụ năm học.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phòng GD&ĐT yêu cầu HT nắm chắc phân phối chương trình, kế hoạch dạy học, kế hoạch kiểm tra theo định kì của Bộ GD&ĐT.

- Tất cả giáo viên đều có phân phối chương trình, các văn bản hướng dẫn kiểm tra định kì của PGD&ĐT.

3.2.6. Phòng GD&ĐT chỉ đạo HT Tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ kiểm tra trên lớp của GV chất lượng giờ kiểm tra trên lớp của GV

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này được chúng tôi đề xuất nhằm giúp:

+ Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của giờ kiểm tra trên lớp, từ đó giúp họ có ý thức tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác nâng cao chất lượng hiện nay.

+ Cung cấp cho GV những hiểu biết cần thiết về các dạng cơ bản của giờ kiểm tra trên lớp và cấu trúc của nó, làm cho từng GV phải quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu nội dung chương trình, nội dung cụ thể từng bài kiểm tra theo sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy mà Bộ đã quy định. Có ý thức cao trong việc lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp và việc sử dụng những trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho giờ kiểm tra trực tiếp trên lớp.

+ Đồng thời, giúp HT kiểm tra, đánh giá được trình độ năng lực, kết quả đánh giá GV và chất lượng đội ngũ GV toàn trường. Từ đó mà kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hạn chế khiếm khuyết trong chỉ đạo nâng cao chất lượng thực tế của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này cần thực hiện các nội dung cụ thể sau đây: + Kích thích tính năng động, sáng tạo của GV đối với hoạt động kiểm tra trên lớp và nâng cao ý thức trách nhiệm, nghề nghiệp trong việc thực hiện quy chế, trách nhiệm với trình độ nhận thức của học sinh.

+ Nâng cao hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh có hứng thú, có ham muốn tìm hiểu tri thức mới, tư duy lại kiến thức đã học và áp dụng những điều hiểu biết qua các bài học vào cuộc sống.

+ Yêu cầu GV nghiên cứu kỹ nội dung bài kiểm tra, bởi nội dung bài kiểm tra quyết định đến việc lựa chọn phương pháp kiểm tra phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học và cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.

+ Tăng cường các phương pháp chuyên môn của GV nhằm phát triển tính tự giác, tích cực của học sinh trong quá trình học tập và trang bị cho các em những kiến thức tối thiểu của cuộc sống để các em tự tin hơn khi lên học cấp học sau.

+ Hướng dẫn GV sử dụng những ưu điểm của các phương pháp kiểm tra truyền thống và hiện đại kết hợp với tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng nhận thức toàn diện cho học sinh.

Các cách thức thực hiện biện pháp này được xác định cụ thể như sau: + Thứ nhất: Phân công GV giảng dạy ngay từ đầu năm học sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và khả năng của từng GV, đảm bảo cân đối giữa trình độ GV trong nhà trường không có sự chênh lệch lớn về chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Thứ hai: Sắp xếp thời khoá biểu giờ kiểm tra một cách hợp lý, khoa học phù hợp tính chất đặc thù của từng bộ môn chuyên biệt (nhạc, hoạ, thể dục), với khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh trong mỗi nhà trường. HT dựa vào thời khoá biểu đó để duy trì nề nếp kiểm tra, điều khiển hoạt động kiểm tra trên lớp của GV và hoạt động tự kiểm tra của học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cả quá trình trong học kỳ, năm học.

+ Thứ ba: Phổ biến, cung cấp tài liệu về các dạng hoạt động kiểm tra cơ bản, phân loại hệ thống giờ kiểm tra, giúp GV có thêm hiểu biết về các dạng hoạt động của mình trên lớp như:

Dạng hoạt động chung có mục đích thống nhất phương pháp vận động, tiến tới mọi học sinh đều phải nắm vững một số kiến thức trọng tâm của bài học, thực hiện được yêu cầu bài kiểm tra đề ra.

Dạng hoạt động cá nhân thể hiện tại mức độ khác nhau trong phương pháp hoặc việc tiếp thu tri thức (vì trong một lớp có nhiều đối tượng học sinh có trình độ nhận thức khác biệt nhau nhiều, chưa nói đến đối tượng học sinh khuyết tật).

Dạng hoạt động kiểm tra theo tổ nhóm là hoạt động có tính chất phối hợp giữa hai hoạt động trên, nó có nhiệm vụ bổ sung hỗ trợ cho nhiều học sinh cùng tham gia thảo luận một số yêu cầu của nội dung bài học. Đồng thời nó giúp cho giáo vên khích lệ được những học sinh yếu tham gia một cách tích cực và tự tin hơn cùng bạn bè trong nhóm. Trong thực tế ở tiểu học phương pháp kiểm tra này của GV được áp dụng thường xuyên nhưng đôi khi nó cũng làm mất rất nhiều thời gian của GV trong một lớp nhất là đối với những lớp ghép hai, ba trình độ. Do đó đối với việc tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ kiểm tra trên lớp của GV thì người HT cần phải biết cách động viên GV phối hợp một cách nhịp nhàng sẽ thu được kết quả cao trong hoạt động này.

+ Thứ tư, cần thiết phải xây dựng quy trình cơ bản của bài kiểm tra trên lớp như sau:

Bước 1: Xác định mục đích, nhiệm vụ, chuẩn bị cho học sinh trả lời những tri thức mà yêu cầu của bài kiểm tra đề ra, kích thích hứng thú ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo của học sinh.

Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực hành làm bài theo yêu cầu của đề bài. Bước 3: Hình thành kỹ năng, kỹ xảo, trong việc thực hiện bài làm. Bước 4: Tổ chức lĩnh hội và thực hành sáng tạo cho học sinh. Bước 5: Hệ thống hoá kiến thức.

Bước 6: Vận dụng kiến thức kỹ năng. Bước 8: Kiểm tra kết quả nhận thức.

Đây là quy trình kiểm tra các bài học thông thường, nó có thể thay đổi tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi (nhất là đối với học sinh tiểu học) và mục đích, nhiệm vụ, khả năng tiếp thu tri thức mới của học sinh trong điều kiện thực tế.

Tăng cường chỉ đạo việc chuẩn bị giờ kiểm tra trên lớp của GV thì người HT cần chỉ đạo thông qua việc ra đề, chuẩn bị cho các tiết kiểm tra trong một buổi, một tuần, việc chuẩn bị bài kiểm tra trên lớp của GV cần phải thực hiện theo các giai đoạn như: Tìm hiểu yêu cầu nội dung trong phân phối chương trình, yêu cầu cụ thể của từng tiết kiểm tra; Xác định nội dung cụ thể của bài cần kiểm tra, xác định những tri thức chính và phụ để sắp xếp mạch kiến thức theo trình tự hợp lý; Lựa chọn và sử dụng phương pháp kiểm tra theo những điều kiện cụ thể của từng tiết, từng bài.

Sự lựa chọn này phụ thuộc vào kinh nghiệm, tâm huyết, và tài năng của

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 81 -105 )

×