8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Phòng GD&ĐT tăng cường quản lý quy trình, kế hoạch hoạt động
kiểm tra, đánh giá KQHT học sinh tại trường tiểu học
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp này nhằm giúp cho các nhà quản lý trong nhà trường tiểu học: + Định hướng chính xác việc kiểm tra định kỳ cuối kỳ I, cuối kỳ II của phòng GD và việc ra đề kiểm tra giữa kỳ I giữa kỳ II của trường đúng theo chương trình quy định.
+ Đảm bảo đúng thời gian kiểm tra, thời điểm kiểm tra, nội dung kiểm tra theo quy chế nhằm đảm bảo chính xác đánh giá chất lượng học sinh một cách toàn diện hơn tránh được tồn tại mà từ trước đến nay vẫn mắc.
+ Đảm bảo việc thực hiện nề nếp, hình thành thói quen và trở thành hệ thống nhất trong toàn nhà trường về chất lượng chung phù hợp với tình hình thực tế của trường.
+ Đảm bảo tính bảo mật trong khi ra đề, và khi thực hiện quy trình kiểm tra một cách chính xác.
+ Xây dựng chuẩn quy trình kiểm tra đối với GV, công nhân viên trong nhà trường thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá học sinh.
+ Quản lý chặt chẽ thời lượng và các hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh trong bối cảnh bỏ thi tốt nghiệp.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
+ Căn cứ vào các văn bản của Nhà nước, các văn bản của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phòng GD&ĐT thường xuyên có các văn bản hướng dẫn các nhà trường thực hiện tổ chức kiểm tra Giữa kì, cuối kì.
+ Phòng GD&ĐT hướng dẫn ra đề kiểm tra, tổ chức coi, chấm, đảm bảo công bằng, chính xác KQHT của học sinh.
+ Tuyển chọn GV giỏi, cán bộ quản lí giỏi của các nhà trường ngay từ đầu năm học làm đội ngũ ra đề kiểm tra trong năm học.
+ Đề ra nội dung cần đánh giá, kiểm tra cho tất cả các khối lớp tiểu học theo từng kỳ và cả năm.
+ Rà soát đề thi và ba zem chấm trước khi in ấn giao cho các trường thực hiện kiểm tra.
+ Quản lý GV trong khi làm công tác coi, chấm điểm kiểm tra định kỳ giữa kỳ và cuối kỳ hay cả năm học.
+ Quản lý, theo dõi quy trình coi thi, chấm thi đúng quy định của Phòng giáo dục và đào tạo.
Để thực hiện biện pháp này, chúng tôi đã xác định vai trò của từng thành phần tham gia đó là:
+ Đối với BGH: HT phải tuyển chọn đội ngũ GV cốt cán (tổ trưởng) ngay từ đầu năm học và quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra định kỳ giữa kỳ I, giữa kỳ II nhằm làm cho họ thấy rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong việc đánh giá đúng chất lượng ngay từ đầu năm học.
Việc ra đề kiểm tra không được phép lộ thông tin, quản lý chặt trên máy vi tính, được mã hoá để không bị lộ đề, đề ra phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với tình hình thực tế nhận thức chung của học sinh toàn trường, đề không quá dễ nhưng cũng không yêu cầu quá cao. Khi ra đề yêu cầu GV phải có đáp án chấm đầy đủ, chính xác. HT lựa chọn trong tất cả số đề trên làm một đề chính thức và một đề dự bị nhằm tránh tình trạng bị động khi đề kiểm tra có vấn đề.
+ Đối với tổ chuyên môn: Bộ phận chuyên môn cần tham mưu cho HT nhà trường tuyển chọn GV giỏi của cả 3 khu và đủ cho tất cả các khối lớp tập chung về phòng hội đồng để lãnh đạo nhà trường quán triệt việc ra đề kiểm tra, nhằm mục đích giảm thiểu tới mức tối đa sai sót trong khâu ra đề kiểm tra định kỳ cuối kỳ I, cuối kỳ II và gắn trách nhiệm với từng người trong khâu ra đề. Việc in ấn đề kiểm tra cần phải chính xác tuyệt đối, nhanh và đảm bảo tiến độ, bộ phận đóng gói đề phải đảm bảo đủ số lượng cho từng khối lớp, từng khu và từng học sinh. Trước khi ra đề cần phải yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn nộp đầy đủ báo cáo về sĩ số học sinh từng khối, từng lớp và toàn bộ các vấn đề có liên quan tới học sinh như: khuyết tật, có khó khăn về nhận thức...Từ đó khâu ra đề sẽ đảm bảo cho việc đánh giá đúng chất lượng học sinh tiểu học của toàn nhà trường.
Thông qua việc quản lý theo dõi mà HT đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời những lệch lạc, sai trái trong quy trình của mỗi lần kiểm tra và đánh giá chất lượng học sinh. Người HT giỏi là phải biết nắm bắt kịp thời những
thông tin nhanh nhạy, chính xác từ mỗi lần kiểm tra đặc biệt là các trường yêu kém, lớp yếu kém trong mỗi lần đó.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Biện pháp này đòi hỏi Phòng GD&ĐT có kế hoạch năm học, kế hoạch tổ chức thực hiện việc kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh ngay từ đầu năm học. Phòng GD&ĐT, HT thành lập các Hội đồng ra đề, Hội đồng coi chấm kiểm tra ngay từ đầu năm học.
Phòng GD&ĐT, HT thành lập được các ngân hàng đề, tổ chức khảo nghiệm chất lượng đề kiểm tra vừa sức học sinh, phân loại được học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
Đầu tư tài chính, ngân sách cho việc ra đề, cho cán bộ giáo viên coi chấm kiểm tra giữa kì, cuối kì.