8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học
Mục tiêu chung của giáo dục tiểu học trong giai đoạn mới là: "Xây dựng cấp tiểu học lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững và về cơ bản đạt trình độ tiên tiến".
Như vậy, mục tiêu của giáo dục tiểu học đã khẳng định rằng:
+ Phát triển toàn diện con người là mục tiêu chung và lâu dài của giáo dục phát triển. Giáo dục tiểu học chỉ hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đó.
+ Con người phát triển toàn diện phải có đầy đủ các phẩm chất và năng lực về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và phải có những khái niệm cơ bản để tiếp tục học lên, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
+ Học xong bậc tiểu học, học sinh phải tiếp tục học Trung học cơ sở. Từ mục tiêu trên, nội dung giáo dục tiểu học phải "bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật."
Từ mục tiêu chung, có thể nêu đặc trưng của mục tiêu quản lý trường tiểu học như sau:
Thứ nhất: Phải chỉ đạo để thực hiện tất cả các công tác: + Công tác phổ cập và phát triển giáo dục;
+ Công tác giáo dục trong nhà trường; + Công tác quản lý dạy học;
+ Công tác quản lý lao động kĩ thuật;
+ Công tác quản lý giáo dục thể chất và vệ sinh;
+ Công tác quản lý các hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể của học sinh, các tác động của môi trường và nhà trường.
Thứ hai: Để đạt được môi trường giáo dục, mục tiêu quản lý trường tiểu học cần phải quan tâm đến mặt khác như:
+ Mục tiêu xã hội; + Mục tiêu kinh tế;
+ Mục tiêu cải tiến quản lý.
trong tình hình hiện nay, việc thực hiện các mục tiêu cải tiến quản lý có tác dụng quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu quản lý của nhà trường.