0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng về số lượng, chất lượng HS Tiểu học

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 44 -105 )

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Thực trạng về số lượng, chất lượng HS Tiểu học

Trong những năm học qua cấp tiểu học luôn giữ vững quy mô trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong toàn huyện, duy trì tốt sĩ số HS, không có HS bỏ học.

Bảng 2.1. Số lớp và số HS tiểu học huyện Ninh Giang (từ năm học 2008-2009 đến 2012- 2013) Khối lớp Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Toàn huyện 347 9663 333 9051 359 9618 360 9575 367 9702 Khối 1 70 1846 77 2131 73 1863 73 1942 74 1973 Khối 2 68 1892 66 1700 78 2126 72 1833 73 1923 Khối 3 69 1959 60 1657 70 1827 77 2114 72 1843 Khối 4 69 1918 64 1727 67 1869 71 1819 77 2125 Khối 5 71 2048 66 1836 71 1933 67 1867 71 1838 (Nguồn do Phòng GD và ĐT huyện Ninh Giang cung cấp)

Thực hiện Chỉ thị, nhiệm vụ năm học của BGD&ĐT trong các năm học từ 2008-2009 đến 2012 - 2013, các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của SGD&ĐT tỉnh Hải Dương, Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang đã thực hiện tổ chức quản lý chất lượng giáo dục đối với các trường tiểu học:

Bảng 2.2. Chất lƣợng HS tiểu học huyện Ninh Giang năm học 2011-2012

Khối lớp

Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại KQHT

Thực hiện đầy đủ Thực hiện chƣa đầy đủ Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9573 99,9 2 0,1 3680 38,4 3937 41,1 1921 20,1 37 0,4 1 1940 99,9 2 0,1 896 46,1 752 38,7 277 14,3 17 0,9 2 1833 100 0 0 779 42,5 762 41,6 289 15,8 3 0,12 3 2114 99,8 0 0 745 35,2 852 40,3 507 24,0 10 0,5 4 1819 100 0 0 610 33,5 770 42,3 435 23,9 4 0,2 5 1867 100 0 0 650 34,8 801 42,9 413 22,1 3 0,2 (Nguồn do Phòng GD và ĐT huyện Ninh Giang cung cấp)

Qua bảng 2.2 có thể thấy, giáo dục tiểu học của huyện Ninh Giang có chất lượng khá tốt, đặc biệt là xếp loại hạnh kiểm của các em đều đạt trên 99,8% là thực hiện đầy đủ, chỉ còn một số ít các em chiếm khoảng dưới 0,2% tại các khối lớp là chưa thực hiện đầy đủ.

Đối với KQHT của các em học sinh thì, tỉ lệ học sinh đạt học lực khá và giỏi ở các khối lớp là đều trên 60%, tuy nhiên vẫn còn một số lượng không nhỏ các em ở khác khối lớp 1,2, 3, 4, 5 vẫn đạt học lực TB và yếu.

Để tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đã tổng kết KQHT của các em học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 qua kết quả của từng môn học trong năm 2011- 2012.

Bảng 2.3. Tổng hợp xếp loại KQHT qua các môn học cuối năm học 2011 - 2012

Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng số HS 1942 1833 2114 1919 1867 Toán Giỏi 1017 52,4 928 50,6 880 41,6 876 48,2 954 51,1 Khá 675 34,8 678 37 810 38,3 729 40,1 660 35,4 TB 238 12,3 222 12,1 414 19.6 210 11,5 249 13,3 Yếu 12 0,6 5 0,3 10 0,5 4 0,2 4 0,2 Tiếng Việt Giỏi 1165 60,0 963 52,5 1042 49,3 861 47,3 966 51,7 Khá 636 32,7 675 36,8 767 36,3 774 42,6 773 41,4 TB 129 6,6 193 10,5 298 14,1 182 10 126 6,7 Yếu 12 0,6 2 0,1 7 0,3 2 0,1 2 0,1 Lịch sử- Địa Giỏi 894 49,1 998 53,5 Khá 674 37,1 650 34,8 TB 251 13,8 216 11,6 Yếu 3 0,2 Khoa học Giỏi 907 49,9 997 53,4 Khá 680 37,4 688 36,9 TB 232 12,8 182 9,7 Yếu Đạo đức A+ 199 10,2 198 10,8 193 9,1 198 10,9 209 11,2 A 1742 89,7 1595 87,0 1921 90,9 1621 89,1 1658 88,8 B 1 0,1 40 2,2 TN XH A+ 190 9,8 183 10,0 173 8,2 A 1750 90,1 1650 90,0 1940 91,8 B 2 0,1 1 0,0 Âm nhạc A+ 173 8,9 147 8,0 167 7,9 174 9,6 147 7,9 A 1767 91,0 1686 92,0 1947 92,1 1615 88.8 1720 92,1 B 2 0,1 30 1,6 Mỹ Thuật A+ 168 8,7 154 8,4 171 8,1 159 8,7 155 8,3 A 1772 91,2 1679 91,6 1943 91,9 1660 91,3 1712 91,7 B 2 0,1 Thủ công A+ 184 9,5 165 9,0 171 8,1 159 8,7 185 9,9 A 1757 90,5 1668 91,0 1942 91,8 1660 91,3 1682 90,1 B 1 0,1 1 0,1 Thể dục A+ 167 8,6 157 8,6 185 8,8 177 9,7 188 10,1 A 1773 91,3 1676 91,4 1929 91,2 1642 90,3 1679 89,9 B 2 0,1

Bảng 2.4. So sánh tỉ lệ % xếp loại giỏi 2 môn Tiếng Việt và Toán cuối năm học 2011 - 2012 của Tỉnh Hải Dƣơng và huyện Ninh Giang

Môn Khối Toàn tỉnh Hải Dƣơng Toàn huyện Ninh Giang Tỉ lệ % xếp loại giỏi Tỉ lệ % xếp loại giỏi

Tiếng Việt Khối 1 56,3 60,0 Khối 2 45,8 52,2 Khối 3 44,8 49,3 Khối 4 43,0 47,3 Khối 5 43,4 51,7 Toán Khối 1 56,3 60,0 Khối 2 69,2 52,4 Khối 3 52,0 50,6 Khối 4 46,4 41,6 Khối 5 42,2 51,1

Qua bảng 2.5 cho thấy, xếp loại học lực 2 môn học, tỷ lệ % xếp loại giỏi ở các môn đánh giá bằng điểm các khối lớp rất cao. Môn Tiếng Việt tỉ lệ % xếp loại giỏi cao hơn mức bình quân của tỉnh khá nhiều, môn Toán thì lại thấp hơn mức bình quân của tỉnh. Tuy vậy, tỷ lệ HS đạt điểm giỏi đối với hai môn Tiếng Việt và Toán đều trên 50%. Thông qua các bảng thống kê trên có thể đánh giá việc tổ chức, chỉ đạo coi chấm kiểm tra cuối năm của các nhà trường chưa thật nghiêm túc, chưa phản ánh đúng thực chất kết quả học tập của học sinh.

2.1.2. Thực trạng về đội ngũ GV tiểu học

Theo số liệu đã thu được sau khi khảo sát, năm học 2012-2013 cấp tiểu học huyện có 28 trường công lập, 367 lớp và 9702 HS. Tổng số cán bộ, giáo viên 633; trong đó 57 CBQL, 84 nhân viên và 492 GV. Nhìn chung đội ngũ GV được thi tuyển và hợp đồng đáp ứng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

Trong những năm qua đội ngũ GV tiểu học huyện Ninh Giang tương đối ổn định, tỷ lệ GV trên lớp được tăng dần từ 1,12 năm học 2008-2009 đến 1,42 năm học 2012-2013. Đội ngũ GV tương đối đồng bộ về cơ cấu, hiện toàn ngành có 24 GV Âm nhạc, 23 GV Mỹ thuật và 22 GV thể dục; các trường đều phân công lao động hợp lý. 100% số trường đều dạy 2 buổi trên ngày với tỷ lệ 94,8% số HS tham dự học.

Số GV có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn chiếm tỷ lệ 89,8% (đại học 29,1%, cao đẳng 60,8%). Tỷ lệ đạt cao so với bình quân của tỉnh, tuy vậy tỷ lệ GV có trình độ đại học còn thấp so với mục tiêu đề án của huyện, vẫn còn GV trình độ THSP.

Qua khảo sát đánh giá xếp loại GV theo quy định, theo thống kê các đơn vị về xếp loại chuyên môn có 34,3% xếp loại tốt, 51% xếp loại khá và còn 14,6% xếp loại TB. Kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học có 31,5% xếp loại Xuất sắc; 42,7% xếp loại Khá; 25,8% xếp loại TB. Số GV xếp loại TB cao; đa số GV xếp loại TB còn bộc lộ những điểm yếu: Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; tinh thần trách nhiệm; ý trí vượt khó vươn lên; năng lực chuyên môn, tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị trong dạy học... Đây là vần đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ trong giai đoạn tới.

Chất lượng GV giỏi các cấp ngày được nâng cao trong năm học 2012-2013 có 75 GV tiểu học đạt danh hiệu GV giỏi cấp huyện, có 13 GV được công nhận là GV dạy giỏi cấp tỉnh. Hội thi GV dạy giỏi cấp tỉnh, huyện được xếp thứ 3 toàn đoàn. Tuy vậy, cá nhân đạt giải cao còn thấp, chỉ có 1 GV đạt giải nhất, 1 GV đạt giải nhì, 1 GV đạt giải ba, 4 GV đạt giải khuyến khích, 6 GV xếp loại giỏi.

2.1.3. Thực trạng về đội ngũ CBQL trường tiểu học

Trong những năm qua ngành giáo dục huyện Ninh Giang đã xác định: Năng lực của đội ngũ CBQL các trường tiểu học trong huyện sẽ có ảnh hưởng

rất lớn đến công tác QLGD nói chung và chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh tại các nhà trường nói riêng. Vì vậy nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Tổ chức sắp xếp phù hợp, cân đối đội ngũ CBQL giữa các vùng miền và năng lực công tác của từng cán bộ. Số liệu CBQL các trường tiểu học được thể hiện qua bảng dưới đây:

Qua khảo sát cho thấy, trong tổng số 57 CBQL có 34 CBQL là nữ chiếm 59,6%; đội ngũ CBQL trường tiểu học trên địa bàn huyện trẻ, tuổi đời bình quân là 38,3. Số CBQL trong độ tuổi từ 30 đến dưới 50 chiếm 87,7%, từ 50 tuổi trở lên chiếm 12,3 %. Có 100% số CBQL là Đảng viên Có 39/57 đạt 68,4% CBQL có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên. Các CBQL có tư tưởng chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Trình độ chuyên môn của CBQL cũng được quan tâm, 100% số CBQL có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó số CBQL có trình độ đại học là 82,5 %, số CBQL có trình độ Cao đẳng là 15,8%. 100% số CBQL đã được bồi dưỡng về QLGD. Tuy nhiên, số CBQL có trình độ chuyên môn đại học còn thấp so với yêu cầu thực tế, số CBQL có trình độ đại học QLGD chỉ đạt 10,5%. Việc áp dụng các phương pháp, biện pháp quản lý tại một số đơn vị chưa hiệu quả; một số đồng chí năng lực, nghiệp vụ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn... Thực tế đó đặt ra cho ngành những vấn đề về công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học trong toàn huyện và nhất là hoạt động quản lý việc kiểm tra, đánh giá KQHT học sinh tiểu học của đội ngũ CBQL các trường tiểu học trên địa bàn huyện.

2.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT học sinh tiểu học của Phòng GD&ĐT Huyện Ninh Giang hiện nay

2.2.1. Thực trạng quản lý việc ra đề kiểm tra định kỳ, cuối kỳ

giá chất lượng thường xuyên đối với học sinh tiểu học, song việc ra đề kiểm tra định kỳ thì Sở GD&ĐT Hải Dương qui định đề kiểm tra định kì do các trường Tiểu học tự ra đề. Phòng GD&ĐT ra đề chung toàn huyện cuối kì I và cuối kì II với 2 khối lớp 1- 5. Việc ra đề vẫn còn nhiều điều cần phải bàn ở huyện Ninh Giang vì:

+ Năng lực ra đề kiểm tra của các Giáo viên và cán bộ quản lí tại các trường tiểu học không đảm bảo. Kĩ năng ra đề chưa phù hợp chưa khoa học.

+ Đề kiểm tra của nhiều trường chưa phân loại được học sinh giỏi, học sinh khá, học sinh trung bình.

+ Đề kiểm tra chưa bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, có khi bài viết chính tả số lượng chữ quá nhiều hoặc quá ít. Các bài Toán quá khó hoặc quá dễ, ngay từ câu 1, câu 2 bài tập đã dành cho học sinh khá, hoặc không có câu khó dành cho học sinh giỏi dẫn đến các em học sinh giỏi làm bài chỉ hết ½ thời gian sau đó ngồi nói chuyện.

+ Quản lý việc ra đề thi định kỳ là một yêu cầu quan trọng trong đánh giá chất lượng. Nhưng có một số nhà trường phân công giáo viên trực tiếp giảng dạy ra đề do vậy nhiều giáo viên muốn chạy theo thành tích thi đua nên cho học sinh biết trước do vậy khi kiểm tra kết quả không phản ánh đúng thực chất kết quả học tập củahọc sinh.

Trong quá trình đó chúng tôi đã xác định một số thuận lợi và khó khăn trong công tác ra đề bằng việc điểu tra 50 CBQL giáo dục là HT, Phó HT các trường tiểu học như sau:

Bảng 2.5. Những yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình quản lý việc ra đề kiểm tra định kì, cuối kì

TT Những yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý ra đề kiểm tra định kì, cuối kì

Mức độ

Cao TB Thấp SL % SL % SL %

1 Đội ngũ ra đề kiểm tra giỏi chuyên môn

và giàu kinh nghiệm ra đề kiểm tra. 40 80,0 5 10,0 5 10,0

2

Nội dung, hình thức đề kiểm tra đã sát với chương trình sách giáo khoa, trình độ của học sinh.

20 40,0 15 30,0 15 30,0

3 Sử dụng các yếu tố công nghệ vào

khâu thiết kế và in sao đề kiểm tra. 45 90,0 5 10,0 0 0,0 4 Tính hợp lý trong kế hoạch hóa việc ra

đề kiểm tra cuối kì, định kì 16 32,0 19 38,0 15 30,0 Như vậy, thông qua bảng số liệu trên chúng ta có thể biết được một số yếu tố ảnh hưởng lớn trong việc quản lý hoạt động ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học định kì và cuối kì tại huyện Ninh Giang. Những thuận lợi được đánh giá cao như: Sử dụng các yếu tố công nghệ vào thiết kế và in sao đề kiểm tra: với mức đánh giá khá cao trên 90%. Hay đội ngũ ra đề giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm ra đề với mức đánh giá là 80%. Các yếu tố còn lại như nội dung, hình thức đề kiểm tra đã sát với chương trình sách giáo khoa, trình độ của học sinh và tính hợp lý trong kế hoạch hóa việc ra đề kiểm tra cuối kì, định kì được đánh giá thấp hơn (khoảng 40 đến 32 %).

Như vậy: điều đó chứng tỏ rằng các yếu tố thuận lợi trong việc ra đề chủ yếu thuộc các yếu tố người GV và công nghệ, tuy nhiên các yếu tố gây khó khăn cho công tác này lại nằm ở người quản lý và nội dung, hình thức ra đề, xét đến cùng nội dung, hình thức ra đề cũng phụ thuộc vào phần lớn việc chỉ đạo của người quản lý. Do đó, trong công tác quản lý việc ra đề, yếu tố chủ

quan của người quản lý có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá học sinh.

Trong một số năm trở lại đây kiểm tra định kỳ giữa kì I và giữa kì II thì Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương giao cho các nhà trường tự ra đề trong chương trình quy định của Bộ GD&ĐT, điều này giúp các nhà trường đánh giá đúng thực chất chất lượng của trường mình. Song nó cũng nảy sinh một số vấn đề sau:

+ Để có thành tích về chất lượng trường mình cao cả việc dạy và học nên việc ra đề quá dễ để học sinh làm. Nhiều trường vùng xa, mặt bằng dân trí thấp nhưng khi báo cáo chất lượng thì lại cao hơn mức bình quân toàn huyện rất nhiều.

+ Việc ra đề kiểm tra của các trường đôi khi HT giao toàn bộ cho hiệu phó phụ trách chuyên môn nên việc đánh giá không mang tính khách quan và trung thực, đồng thời không gắn trách nhiệm của người HT trong việc kiểm tra.

Tất cả những vấn đề trên cho thấy việc quản lý ra đề kiểm tra định kỳ, nhằm đánh giá chất lượng thực của học sinh tuy đã phù hợp và đúng quy trình của việc giảm nhẹ kiến thức để học sinh bớt căng thẳng trong các kỳ thi, kiểm tra theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Song vẫn còn nhiều điều đáng bàn khi đánh giá chất lượng thực của học sinh hết tiểu học vì:

Điểm học lực môn học kỳ I là điểm kiểm tra định kỳ cuối kỳ I và điểm học lực môn cả năm là điểm kiểm tra cuối kì 2. Toàn bộ điểm kiểm tra thường xuyên trên lớp và điểm kiểm tra giữa kì không được tính trung bình để ra điểm học lực môn cả năm. Dẫn đến tình trạng giữa học kỳ I học sinh đạt điểm cao, nhưng cuối học kỳ I có thể học sinh do bị ốm hoặc bị tâm lý điểm thấp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 44 -105 )

×