Đặc điểm, bản chất của hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Đặc điểm, bản chất của hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh

chương trình và hoạt động giáo dục trong trường tiểu học như sau:

+ Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

+ Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn.

+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. (Điều 29 - Trang 15)

Như vậy, hoạt động giáo dục trong trường tiểu học bao gồm các nội dung giáo dục cụ thể như: trí dục, đức dục, thể dục, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục giá trị, giáo dục môi trường và nhiều nội dung giáo dục khác, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách ban đầu cho học sinh trong trường tiểu học.

1.3.4. Đặc điểm, bản chất của hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh tại trường tiểu học trường tiểu học

Trong quá trình giáo dục trong nhà trường nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng thì hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập, rèn luyện và mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ học tập, rèn luyện của học sinh, nó vừa đóng vai trò bánh lái, vừa giữ vai trò động lực của giáo dục. Có nghĩa là nó có tác dụng

định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giáo dục và hoạt động quản lý giáo dục. Hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học có mang các đặc điểm khác với hoạt động khác được thể hiện qua ba chức năng chính của nó đó là

+ Chức năng phát hiện, điều chỉnh

Thông qua việc tiến hành các hình thức kiểm tra KQHT của học sinh, GV phát hiện kịp thời trình độ và năng lực của học sinh. Từ đó GV có nhận xét, đánh giá, xác định kết quả đã đạt được, khẳng định những hạn chế, sự yếu kém và tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới hoạt động học tập của các em. Mặt khác, GV và các cấp quản lý căn cứ vào những "liên hệ ngược" phản ánh từ kết quả kiểm tra, đánh giá để kịp thời có phương hướng khắc phục những yếu kém, kịp thời điều chỉnh những sai sót, lệch lạc mà học sinh đã bộc lộ thông qua các hình thức kiểm tra nhằm hoàn thiện quá trình dạy học;

+ Chức năng củng cố, phát triển trí tuệ học sinh

Kiểm tra và đánh giá giúp khắc sâu một cách có hệ thống những tri thức đã thu lượm được. Trên cơ sở đó củng cố, rèn luyện, hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực chú ý, khả năng ghi nhớ, vận dụng, đặc biệt là năng lực tư duy, sáng tạo của các em;

+ Chức năng giáo dục

Việc kiểm tra, đánh giá giúp cho học sinh có nhu cầu, động cơ đúng đắn trong học tập; có thói quen ban đầu về tự học, tự lực huy động vốn trí thức, kỹ năng của mình để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Đồng thời thông qua kiểm tra, đánh giá giúp cho học sinh tiểu học bắt đầu tự ý thức, tự chịu trách nhiệm, có ý chí vươn lên đạt kết quả cao trong học tập. Qua kiểm tra, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tính trung thực, thẳng thắn đấu tranh chống những biểu hiện sai trái về thái độ, hành vi, thói quen xấu trong khi làm bài;

Như vậy bản chất của hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học là sự thống nhất giữa dạy học với giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh,

thể hiện sự thống nhất giữa kiểm tra và tự kiểm tra, giữa sự đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, giữa dạy học và tự học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)