Đặc điểm tình hình huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 108)

8. Bố cục của luận văn

2.1.1.Đặc điểm tình hình huyện Phú Lương

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ,

phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội; Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Đông giáp

các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Tây giáp các tỉnh: Tuyên Quang, Phú

Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2

, dân số trung bình đến

31/12/2009 là 1.127.430 người. Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía bắc; cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ.

Phú Lương là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau: Phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ; phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn; phía Tây giáp với huyện Định Hoá và huyện Đại Từ; phía Nam giáp với huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên; có đường Quốc lộ số 3 đi qua với chiều dài khoảng 35,6 km, là trục giao thông liên tỉnh quan trọng; diện tích tự nhiên là 36.934,07 ha, huyện có 16 đơn vị hành chính xã, thị trấn với 274 (xóm, phố, tiểu khu), dân số của huyện là 105.430 người với 9 dân tộc chung sống đoàn kết. Nhìn chung tình hình kinh tế- xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, dân cư sống không tập trung, địa hình tương đối phức tạp, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, trình độ dân trí không đồng đều, hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại ở một bộ phân dân cư.

Nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương vốn giàu truyền thống yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm, đấu tranh kiên cường bất khuất. Đảng bộ và nhân

dân huyện Phú Lương cùng 5 xã trong huyện vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Với vị trí thuận lợi là tiếp giáp với nhiều đơn vị hành chính, có Quốc lộ 3 chạy qua suốt chiều dài của huyện, trong những năm gần đây, nhờ thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp, dịch vụ, huyện Phú Lương đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội với tốc độ phát triển kinh tế đạt 11,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại; đến năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt trên 26 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, huyện Phú Lương có 152 doanh nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2012 là 110,3 tỷ đồng, thu hút và tạo việc làm năm 2012 cho 2400 lao động.

Cùng với phát triển kinh tế, các kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư, đường giao thông đã được nhựa hóa đến 100% các xã, thị trấn của huyện, trên 60% đường liên thôn, liên xóm được bê tông hóa. Hệ thống các trạm y tế cấp xã đã được xây dựng đồng bộ và 15/16 trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia về y tế, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân địa phương.

1.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lƣơng

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Lương khóa XXII, nhiệm kỳ 2010-2015, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 là:

Phát triển kinh tế của huyện với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả phát triển. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thu hút đầu tư, nâng cao một bước hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, kết hợp chặt chẽ với phát triển giáo dục, văn hoá, khoa học công nghệ; củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.

Về giáo dục và đào tạo, Đại hội xác định: “Tiếp tục thực hiện có hiệu

quả các phong trào, cuộc vận động do Bộ giáo dục - Đào tạo phát động; triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập trung học cơ sở; từng bước thực hiện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp và nhà công vụ, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia”. [18]

Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo huyện Phú Lương đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống các trường phổ thông được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhân dân địa phương. Hiện nay trên địa bàn huyện có 18 trường mầm non, 17 trường Tiểu học, 17 trường THCS, 03 trường THPT, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên; 01 Trung tâm Dạy nghề; 01 trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học chống mù chữ năm 2000; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2002; phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2003, đang phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục trung học vào năm 2020.

Ngành GD &ĐT đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ các năm học và các phong trào do ngành giáo dục và đào tạo phát động; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên; xếp loại 2 mặt giáo dục của các cấp học có những chuyển biên tích cực. Tỷ lệ huy động học sinh vào các cấp học năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là tỷ lệ học đúng độ tuổi ngày càng cao.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng đầy đủ, cơ cấu hợp lý; thường xuyên được đào tạo, bồi đưỡng để đạt chuẩn và trên chuẩn; hiện nay 100% giáo viên các cấp học đều đạt chuẩn và trên chuẩn.

Hàng năm công tác giáo dục và đạo tạo của huyện được Sở giáo dục và đào tạo đánh giá thuộc tóp đầu trong các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

Các trường học trong toàn huyện phần lớn có nhà cao tầng mới được xây dựng trong những năm gần đây, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về phòng học, không còn lớp học ca ba; tuy nhiên cơ sở vật chất chưa thực sự tiện nghi vẫn còn tồn tại những dãy nhà cấp bốn cũ nát. Phần lớn các trường dành những khu nhà kiên cố làm phòng học cho học sinh, còn phòng Ban Giám hiệu, văn phòng, các phòng khác… còn là những nhà cấp bốn tạm bợ, không cố định.

Hiện nay toàn huyện có 39/62 trường (Mầm non, Tiểu học, THCS) đạt chuẩn quốc gia = 62,9%.

2.2. Thực trạng phổ cập giáo dục và phổ cập giáo dục trung học ở huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Khái quát tình hình thực hiện phổ cập giáo dục trung học

Năm 2000, huyện Phú Lương đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học xóa mù chữ; năm 2002, huyện Phú Lương được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và năm 2003, huyện Phú Lương đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS với 15/16 xã đạt chuẩn (còn xã Yên Lạc đến năm 2005 mới đạt chuẩn).

Năm 2006, huyện Phú Lương xây dựng Đề án “Phổ cập giáo dục trung

học huyện Phú Lương giai đoạn 2006-2012”, với mục tiêu đến năm 2012, huyện Phú Lương đạt chuẩn về phổ cập giáo dục trung học. Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện đã gặp phải những khó khăn, không thể về đích theo Kế hoạch; huyện đã xây dựng kế hoạch điều chỉnh, dự kiến thông qua HĐND huyện vào kỳ họp thứ 6 (tháng 7/2013) phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học.

Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học ở cấp huyện và các xã, thị trấn; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên

Ban chỉ đạo. Công tác phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn huyện đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương từ cấp huyện đến các xã, thị trấn và được đưa vào Nghị quyết đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010-2015 để tổ chức thực hiện. Hàng năm huyện đều xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện, cuối mỗi năm đều tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch và tiêu chí.

2.2.2. Thực trạng phổ cập giáo dục trung học; đánh giá trên các tiêu chuẩn quy định quy định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến thời điểm tháng 12 năm 2012, đánh giá trên các tiêu chuẩn quy định, công tác phổ cập giáo dục trung học ở huyện Phú Lương đạt được những kết quả như sau:

Tiêu chuẩn 1: Đạt chuẩn công tác xóa mù chữ với tỷ lệ 99%; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi với tỷ lệ 95,7%; đạt chuẩn PCGD THCS với tỷ lệ 88.02%; các cơ sở giáo dục của huyện đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự, trang thiết bị theo quy định để giảng dạy chương trình trung học cho các đối tượng phổ cập.

Tiêu chuẩn 2: Huyện đã huy động được 90.3% số học sinh tốt nghiệp THCS trong độ tuổi vào học đầu cấp (chưa đạt chuẩn, theo chuẩn là 95%).

Tiêu chuẩn 3: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT là 98% (đạt chuẩn); tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi 18 đến 21 có bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, Trung cấp chuyên nghiệp là 60.3% (chưa đạt chuẩn).

Căn cứ vào các tiêu chuẩn, kết quả công tác phổ cập giáo dục trung học tại thời điểm tháng 12/2012 được phân tích như sau:

- 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH, PCGDTH đúng độ tuổi, với tỷ lệ PCGD Tiểu học đúng độ tuổi là 95.7% (chuẩn quy định ít nhất là 80%);

- Về PCGD THCS:

+ Huy động số trẻ 6 tuổi đi học lớp 1 đạt tỷ lệ 100% (chuẩn quy định là 90%); số trẻ em ở độ tuổi 11- 14 tốt nghiệp Tiểu học đạt 95.7% (chuẩn quy

định là 80%); huy động 100% học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào học lớp 6 (chuẩn quy định là 95%); 16/16 xã, thị trấn đều đạt chuẩn quy định.

+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99.5% (chuẩn quy định là 90%); tỷ lệ trong độ tuổi 15- 18 có bằng tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS đạt 88.02% (chuẩn quy định 80%)); 16/16 xã, thị trấn đều đạt chuẩn quy định.

- Về Phổ cập giáo dục trung học: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2011- 2012 là 98% (chuẩn quy định là 85%); độ tuổi từ 18 đến 21 tốt nghiệp THPT, THPT hệ bổ túc, Trung cấp chuyên nghiệp là 60.3% (chuẩn quy định 75% và có 10% tốt nghiệp nghề - chưa đạt chuẩn).

Biểu 2.1. KẾT QUẢ PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC NĂM 2012

TT Xã/Phường

Số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 Số trẻ 11 tuổi HTCTTH

Kết quả PCGDTH TS PPC Đi học Tỉ lệ TS PPC HTCTTH Tỉ lệ 1 2 17 18 19 20 21 22 23 24 29 1 Cổ Lũng 172 168 168 100.0 127 121 120 99.17 ĐĐT-M2 2 Sơn Cẩm 184 182 182 100.0 173 173 169 97.69 ĐĐT-M1 3 Phú Đô 82 81 81 100.0 80 79 76 96.20 ĐĐT-M2 4 Ôn Lương 29 29 29 100.0 44 42 40 95.24 ĐĐT-M2 5 Giang Tiên 47 47 47 100.0 39 39 38 97.44 ĐĐT-M1 6 Hợp Thành 34 34 34 100.0 24 23 21 91.30 ĐĐT-M2 7 Động Đạt 153 152 152 100.0 121 119 113 94.96 ĐĐT-M1 8 Yên Lạc 104 102 102 100.0 93 91 85 93.41 ĐĐT-M2 9 Yên Trạch 82 79 79 100.0 76 75 75 100.0 ĐĐT-M2 10 Tức Tranh 127 127 127 100.0 141 137 124 90.51 ĐĐT-M1 11 TT Đu 56 56 56 100.0 62 62 61 98.39 ĐĐT-M2 12 Phấn Mễ 137 136 136 100.0 143 142 129 90.85 ĐĐT-M2 13 Yên Ninh 81 80 80 100.0 82 80 75 93.75 ĐĐT-M2 14 Yên Đổ 90 88 88 100.0 116 116 116 100.0 ĐĐT-M1 15 Phủ Lý 44 43 43 100.0 42 41 40 97.56 ĐĐT-M2 16 Vô Tranh 133 131 131 100.0 137 133 128 96.24 ĐĐT-M2 Toàn huyện 1555 1535 1535 100.0 1500 1473 1410 95.72 ĐĐT - M1

Nguồn: Phòng Giáodục và Đào tạo huyện Phú Lương)

Năm 2012 có 5 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 và 11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ

tuổi mức độ 2. Huyện Phú Lương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1.

Biểu 2.2. ĐỘ TUỔI 15 – 18 TỐT NGHIỆP THCS NĂM 2012 TT Đơn vị Tồng số độ tuổi từ 15-18 Tồng số độ tuổi từ 15- 18 TN THCS Tỉ lệ (%) Còn học THCS Bỏ học 1 Ôn Lương 191 170 89,0 12 9 2 Cổ Lũng 567 515 90,8 14 38 3 Động Đạt 631 545 86,4 24 62 4 Giang Tiên 225 212 94,2 7 6 5 Hợp Thành 151 138 91,4 7 6 6 Phấn Mễ 626 557 89,0 19 50 7 Phủ Lý 158 140 88,6 6 12 8 Phú Đô 392 357 91,1 11 24 9 Sơn Cẩm 675 630 93,3 11 34 10 Tức Tranh 529 468 88,7 14 47 11 TT Đu 246 239 96,0 5 2 12 Vô Tranh 457 392 85,7 17 48 13 Yên Đổ 420 354 84,3 18 48 14 Yên Lạc 486 384 79,0 18 84 15 Yên Ninh 419 319 76,1 30 70 16 Yên Trạch 415 379 91,3 12 24 Tổng 6588 5799 88,02 225 564

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lương)

Nhìn vào kết quả các biểu trên (biểu 2.1 và 2.2) chúng ta dễ dàng nhận thấy kết quả PCGDTH đúng độ tuổi và PCGD THCS của các xã, thị trấn còn chênh lệch với biên độ gần 10%. Điều này cho thấy việc thực hiện công tác PCGD bậc trung học sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi PCGDTH đúng độ tuổi và PCGD THCS là nền tảng để thực hiện PCGD trung học.

Biểu 2.3. ĐỘ TUỔI 18 – 21 TỐT NGHIỆP THPT, BTTHPT, TCCN NĂM 2012 TT Đơn vị Tồng số độ tuổi từ 18-21 Tồng số độ tuổi từ 15-18 TN THPT Tồng số độ tuổi từ 15-18 TN BT THPT Tồng số độ tuổi từ 15-18 TN THCN Tỉ lệ cả 3 loại trên (%) 1 Ôn Lương 219 128 15 1 65,8 2 Cổ Lũng 599 386 14 0 66,8 3 Động Đạt 760 449 30 0 63,0 4 Giang Tiên 243 204 5 0 86,0 5 Hợp Thành 202 96 19 0 56,9 6 Phấn Mễ 802 446 29 6 60,0 7 Phủ Lý 184 96 12 0 58,7 8 Phú Đô 487 183 27 22 47,6 9 Sơn Cẩm 736 591 0 53 87,.5 10 Tức Tranh 688 484 13 11 73,8 11 TT Đu 302 243 14 0 85,1 12 Vô Tranh 537 248 3 0 46,7 13 Yên Đổ 524 237 3 0 45,2 14 Yên Lạc 626 174 16 3 30,8 15 Yên Ninh 544 255 2 0 47,2 16 Yên Trạch 573 324 0 0 56,5 Tổng 8026 4544 202 96 60,3

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lương)

Dựa trên các tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết quả PCGD trung học của huyện Phú Lương vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhiều tiêu chuẩn chưa đạt và khó đạt như tiêu chuẩn tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, THPT (hệ bổ túc), TCCN, trường dạy nghề; chuẩn hiệu quả giáo dục: tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi 18 đến 21 có bằng tốt nghiệp THPT, THPT (hệ bổ túc), THCN; trường nghề mới đạt 60.3%.

Đối với các xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD trung học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Các đơn vị phải đạt và duy trì chuẩn quốc gia về

PCGD THCS”. Ở Tiêu chí này thì 100% xã, thị trấn của huyện Phú Lương đều đạt. “Các đơn vị phải huy động 95% trở lên số đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp THCS vào học THPT, THPT hệ bổ túc, TCCN và trường dạy nghề. Trong đó có ít nhất 15% vào học các trường dạy nghề và 15% vào trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 108)