8. Bố cục của luận văn
3.4.1. Các bước khảo nghiệm
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, đề tài nghiên cứu đã đề xuất 7 biện pháp quản lý thực hiện PCGD trung học nhằm thực hiện thành công công tác PCGD trung học ở huyện Phú Lương theo kế hoạch hoàn thành vào năm 2020. Để khẳng định giá trị thực tiễn, tính hiệu quả của các biện pháp quản lý đề xuất, đề tài khảo nghiệm giá trị của những biện pháp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục và đào tạo và các nhà trường trong huyện. Quy trình xin ý kiến được tiến hành thông quan các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến (xem phần phụ lục)
Đề tài đánh giá các biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở huyện Phú Lương theo hai tiêu chí:
- Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp theo 3 mức độ: Rất cần thiết- Cần thiết, - Khôngg cần thiết;
-Tính khả thi theo 3 mức độ: Rất khả thi - Khả thi – Không khả thi Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra
Nguyên tắc lựa chọn: Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT; Ban giám hiệu trường THPT, ban giám đốc Trung tâm GDTX; BGH một số trường THCS trong huyện.
Số lượng khách thể điều tra: 40 người; trong đó lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT: 10 người; BGH các trường THPT: 8 người; Trung tâm GDTX: 02 người; ban giám hiệu các trường THCS 20 người.
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
Mức độ cần thiết: Rất cần thiết: 3 điểm
Cần thiết: 2 điểm
Không cần thiết 1 điểm
Mức độ khả thi: Rất khả thi: 3 điểm
Khả thi 2 điểm
Không khả thi 1 điểm
Cách tính toán: lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng số.