Nội dung của biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 73 - 76)

8. Bố cục của luận văn

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

a. Phổ biến các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước về PCGD PCGD, đặc biệt là PCGD trung học phải được tất cả tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của công tác PCGD trung học. Do đó phải tổ chức tuyên truyền để tất cả mọi người biết được mục tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn phổ cập giáo dục. Phải làm rõ cho mọi người dân PCGD là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao trình độ học vấn của người dân, là việc làm thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trên con đường CNH-HĐH, hội nhập sâu rộng với quốc tế.

Về nhận thức trước hết phải quán triệt tinh thần Thông báo Kết luận số 242-TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị khóa X: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, vai trò của ngành Giáo dục và Đào tạo để phát triển sự nghiệp giáo dục; Tiếp đến là quán triệt Luật Giáo dục (năm 2005), Luật PCGD Tiểu học. Đồng thời quán triệt đầy đủ Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhiệm kỳ; Nghị quyết lãnh đạo của Đảng về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm, trong đó có nhiệm vụ về công tác giáo dục đào tạo nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng. Đồng thời cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thành chương trình hành động và kế hoạch thực hiện của các địa phương với các chỉ tiêu phù hợp; phát huy vai trò trách nhiệm của các ngành, đoàn thể chính trị xã hội đối với phát triển sự nghiệp giáo dục. Từ đó quán triệt vai trò to lớn của công tác PCGD đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng; công tác này phải tiến hành lâu dài, kiên trì và liên tục; phải luôn xác định công tác PCGD là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng; không nên coi công tác PCGD là của riêng ngành giáo dục và khoán trắng cho các nhà trường.

b. Vận động tuyên truyền đối với cha mẹ học sinh

Gia đình có vai trò quan trọng đối với việc phát triển nhân cách của đứa trẻ. Về phương diện giáo dục, gia đình là lực lượng giáo dục, tạo môi trường đảm bảo cho việc thực hiện Luật Giáo dục. Làm cho cha mẹ học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của con em mình và đối với việc nâng cao trình độ dân trí để họ xác định rõ việc học tập là nhiệm vụ của công dân. Cần tuyên truyền, vận động để cha mẹ quan tâm, tạo mọi điều kiện cho con em mình đến trường (nhất là đối với các em đã bước vào tuổi lao động - đối tượng PCGD trung học) và có trách nhiệm cùng tham gia xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường; động viên giáo viên và học sinh trong trường dạy tốt và học tốt.

Mục tiêu PCGD là đạt tỷ lệ số người trong độ tuổi phải có trình độ phổ cập, do đó phải quan tâm công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân để có sự đồng thuận xã hội rộng rãi về mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời mỗi gia đình, mỗi người dân phải đồng thuận và thực hiện nghiêm túc các chủ trương đó. Nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học nên hết lòng ủng hộ và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục con em mình. Vì thế trong công tác tuyên truyền cần phát huy truyền thống đó để nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và tạo mọi điều kiện để cho con em mình có thể học tập ít nhất là đạt đến trình độ phổ cập. Tiếp tục nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò của công tác phổ cập giáo dục; sự cần thiết phải có kiến thức để tham gia vào quá trình lao động, có việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng địa phương ngày càng giầu mạnh. Mặc dù thực hiện PCGD bậc trung học còn mang tính động viên, khuyến khích chứ chưa bắt buộc đối với đối tượng phổ cập nhưng qua tuyên truyền, thuyết phục, động viên phải làm cho các bậc làm cha, làm mẹ hiểu chăm sóc, giáo dục, động viên con cái đi học là trách nhiệm của tất cả cha mẹ học sinh và đã được nhà nước nhà nước quy định. Cụ thể tại khoản

3 Điều 11, Luật Giáo dục (năm 2005) quy định: Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Luật PCGD Tiểu học cũng quy định tại khoản 2 Điều 18: Cha mẹ có trách nhiệm tạo điều kiện để con hoặc trẻ em được đỡ đầu hoàn thành giáo dục tiểu học. Trách nhiệm của cha mẹ cũng được xác định tại điều 11 Nghị định 88/2001/NĐ-CP về thực hiện PCGD THCS là: Đảm bảo cho con hoặc trẻ em được giám hộ thuộc đối tượng PCGD THCS học tập để đạt trình độ THCS, tạo mọi điều kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của Nhà trường để phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục THCS. Thực hiện vững chắc hiệu quả PCGD THCS là tiền đề thuận lợi để thực hiện PCGD trung học.

c. Vận động tuyên tuyền đối với học sinh:

Học sinh chính là người quan trọng nhất góp phần vào thực hiện thành công công tác PCGD. Tuyên truyền vận động để các em thấy được quyền lợi và nghĩa vụ học tập của mình; thấy được chỉ có học tập đạt được trình độ PCGD trung học thì mới giúp các em tiếp tục theo học nghề, học lên Cao đẳng, Đại học... đây là con đường giúp cho bản thân và quê hương xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giầu chính đáng từ đó các em có trách nhiệm trong học tập và không bỏ học.

Thông qua các tổ chức Đoàn thể ở địa phương, đối với độ tuổi PCGD trung học thì vai trò của Đoàn Thanh niên là rất quan trọng trong việc tư vấn, giúp đỡ và phổ biến chính sách đến các đối tượng là thanh thiếu niên.

Cũng cần quan tâm tuyên truyền: kinh tế thị trường phát triển và cơ chế thị trường có tác động lớn đến sự phát triển không chỉ về mặt kinh tế, mà còn tác động đến các mặt khác như xã hội, văn hóa, giáo dục. Trong điều kiện đó, xã hội có sự phân hóa giầu nghèo, phân tầng xã hội thì việc khắc phục những mâu thuẫn giữa mục tiêu đẩy mạnh PCGD bậc trung học và mục tiêu xóa đói

giảm nghèo, nâng cao mức sống của các gia đình khó khăn cần được quan tâm giải quyết hiệu quả. Đi làm kiếm tiền để giúp gia đình khi chưa được trang bị kiến thức đầy đủ chỉ có thể giải quyết được khó khăn trước mắt, còn về lâu dài, muốn giảm nghèo vững chắc phải nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân, mà con đường thực hiện trước mắt là phải học tập đạt trình độ phổ cập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)