Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách hợp lý

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 44)

8. Bố cục của luận văn

1.5.5.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách hợp lý

Để góp phần thực hiện quản lý nhà nước về PCGD, cần quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện các chính sách hợp lý.

Đó là chính sách về bình đẳng xã hội đảm bảo công bằng trong giáo dục. Bình đẳng trong giáo dục là bình đẳng trong cơ hội tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo dục; là đối xử như nhau với mọi học sinh khi học tại các cơ sở giáo dục khác nhau. Bình đẳng trong giáo dục là một trong những nội dung

học tập cho mọi người, tạo điều kiện cho con em các gia đình nghèo và diện chính sách được học hành; mà chính sách về hỗ trợ tài chính là một trong những điều kiện mà Đảng và Nhà nước cùng với các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện. Cụ thể, Nhà nước có chính sách học phí, học bổng nhằm hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như: Học sinh là con liệt sỹ, học sinh là con thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, con của quan nhân bị tai nạn mất sức lao động; học sinh là người tàn tật, học sinh mồ côi; học sinh là người dân tộc thiểu số vùng khó khăn; học sinh thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành; học sinh ở các vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài những quy định của Nhà nước, chính quyền các cấp cần phối hợp với UBMTTQ và các đoàn thể xây dựng quỹ học bổng để tăng cường hỗ trợ cho học sinh thuộc các nhóm thiệt thòi và các nhóm được hưởng những chính sách ưu tiên.

Xuất phát từ thực tiễn xã hội có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, có sự phân hóa giầu nghèo; để tạo cơ hội cho con em các gia đình nghèo, gia đình có thu nhập thấp (cận nghèo) được học tập, Nhà nước đã có chính sách tín dụng hỗ trợ tài chính, cho vay vốn từ nguồn quỹ “xóa đói giảm nghèo”, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất thấp. Chính sách này sẽ giúp các gia đình khó khăn có thêm điều kiện trang trải cho nhu cầu học tập của con em , tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên được tiếp cận dịch vụ giáo dục.

Để đảm bảo quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho trẻ em, các cơ sở giáo dục cần thực hiện tốt chính sách giáo dục hòa nhập đối với các nhóm xã hội đặc biệt như trẻ khuyết tật, trẻ em được sự bảo trợ. Điều này vừa đảm bảo quyền được học tập của trẻ em, vừa góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến lớp.

Thực hiện chủ trương tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc ít người, vùng núi, vùng sâu và vùng xa được học tập, tạo nguồn đào tạo cán bộ giáo dục và quản lý xã hội tại chỗ; đồng thời góp phần thực hiện chính sách PCGD, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, cần tăng cường thực hiện

chính sách đối với vùng khó khăn và dân tộc thiểu số theo các quy định của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương chiến lược của Đảng. Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được Trung ương Đảng đề ra từ kỳ họp lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (Năm 1993). Điều 12 trong Luật giáo

dục 2005 của nước ta cũng nêu rõ: “... Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong sự

nghiệp phát triển giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hính thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”[29]. Ngày 18 tháng 4 năm 2005, Chính phủ đã có Nghị quyết 05/2005/ NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao nhằm hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; Thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặt biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao ở mức độ ngày càng cao. Để tăng cường chính sách xã hội hóa, ngày 30 tháng 5 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Do đó, cần đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo nói chung và công tác PCGD nói riêng dưới sự quản lý của Nhà nước.

* Kết luận chƣơng 1:

Trên cơ sở lý luận về PCGD và quản lý PCGD trung học, cho phép rút ra một số kết luận như sau:

Một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chú trọng hiệu quả kinh tế - xã hội của giáo dục và đào tạo. Việt Nam là một nước nghèo đi vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vấn đề về giáo dục và đào tạo đã và đang được sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, PCGD và giáo dục bắt buộc là một nhiệm vụ cơ bản của hệ thống giáo dục và đào tạo ở Việt Nam (và ở tất cả các quốc gia), góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. PCGD cùng với giáo dục bắt buộc là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển xã hội. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, PCGD được xem là một trong những giải pháp

cần thiết để thực hiện mục tiêu mà Đại hội X đã xác định, đó là: “Củng cố và

nâng cao thành quả phổ cập giáo dục Tiểu học, thực hiện phổ cập đúng độ tuổi và đảm bảo chất lượng toàn diện. Hoàn thành PCGD THCS trong cả nước vào năm 2010, chuyển sang phổ cập THPT ở những nơi có điều kiện”.[14]

Để đánh giá, phân loại kết quả công tác PCGD, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đặt ra những quy định chung gọi là tiêu chuẩn PCGD phù hợp với tình hình thực tiễn của phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ PCGD không chỉ phản ánh trình độ dân trí của một quốc gia mà còn là một chỉ số quan trọng phản ánh trình độ của hệ thống giáo dục của quốc gia đó, cũng như trình độ phát triển chung của quốc gia bên cạnh các chỉ số về thu nhập đầu người, GDP và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mặc dù hiện nay chuẩn PCGD của Việt Nam chưa hội nhập với thế giới, nhưng bước đầu tiêu chuẩn hoàn thành PCGD từ Tiểu học đến trung học đã góp phần nâng trình độ dân trí của nước ta đạt mức trung bình của khu vực. Với xu thế hiện nay, PCGD được xem là một dịch vụ cơ bản trong giáo dục, là loại dịch vụ giáo dục trong đó nhà nước can thiệp mạnh mẽ và trực tiếp để nâng cao phúc lợi cơ bản, chung cho toàn xã hội, hạn chế tác động của thị trường. Mọi người dân đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc tiếp nhận và thực hiện

chăm lo của nhà nước để học tập đạt tiêu chuẩn phổ cập quy định. Nhà nước phải quan tâm thực hiện chính sách phổ cập giáo dục, xem đó là trách nhiệm của Nhà nước. cần phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý Nhà nước về PCGD trên tinh thần chủ động, sáng tạo, vừa phù hợp với điều kiện của dân tộc, vừa chú trọng tới xu hướng hiện đại hóa, cập nhật với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Lãnh đạo chính quyền của địa phương cần xác định rõ việc thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, rà soát lại các điều kiện cân đối của địa phương mình (nguồn lực tài chính, mạng lưới cơ sở giáo dục, giáo viên, thực hiện các chính sách cho thực hiện PCGD), nỗ lực hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục về lợi ích quốc gia; nhưng cũng không vì thế mà phát sinh bệnh thành tích, hoặc chủ quan, duy ý trí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 44)