Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 33)

8. Bố cục của luận văn

1.4. Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học

Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục là những quy định chung, dựa vào đó làm căn cứ đánh giá, phân loại kết quả công tác PCGD. Những quy định đặt ra phải dựa trên cơ sở thực tiễn và đáp ứng các mục tiêu PCGD phù hợp cho cá nhân, đơn vị cơ sở và các điều kiện đảm bảo chất lượng, khả năng thực hiện.

Để triển khai công tác PCGD trung học (gồm THPT, BTTHPT, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) ở những nơi đạt chuẩn PCGD THCS, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản số 3420/THPT ngày 23 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn các Sở GD&ĐT quán triệt và tổ chức thực hiện theo tiêu chuẩn sau:[6]

* Đối với cá nhân: Thanh thiếu niên được công nhận đạt chuẩn PCGD trung học phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng THPT (hệ bổ túc) hoặc bằng Trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đào tạo nghề 3 năm trở lên trước khi hết 21 tuổi.

* Đối với cơ sở (xã, phường, thị trấn): Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học phải đạt các điều kiện sau:

a, Đơn vị đạt và duy trì được chuẩn PCGD THCS.

b, Huy động được 95% trở lên số đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; trong đó có ít nhất 15% vào học các trường dạy nghề và 15% trở lên học các

trường TCCN. Đối với các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn huy động được 85% trở lên số đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp THCS vào học THPT, bổ túc THPT, TCCN và dạy nghề; trong đó có ít nhất 10% vào học các trường dạy nghề và 10% trở lên học các trường TCCN;

c. Đảm bảo tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm từ 85% trở lên; đối với các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 75% trở lên;

d. Đảm bảo tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 21 có bằng tốt nghiệp THPT hoặc THPT (hệ bổ túc) hoặc bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp từ 75% trở lên và có ít nhất 10% trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề; đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn từ 65% trở lên và ít nhất 10% trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề.

* Đối với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Được công nhận phổ cập giáo dục trung học phải đạt các điều kiện sau:

a. Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về PCGD THCS;

b. Có 80% trở lên số trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia; có ít nhất 50% số học sinh Tiểu học được học 2 buổi/ ngày; đối với đơn vị có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn có 60% trở lên số trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia; có ít nhất 30% số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Có 70% trở lên số trường THCS đạt chuẩn quốc gia; đối với đơn vị có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn có 50% trở lên số trường THCS đạt chuẩn quốc gia;

c. Có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học tại thời điểm kiểm tra.

* Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a. Có 80% trở lên số trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Đối với các huyện, quận có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn có 60% trở lên số trường THPT đạt chuẩn quốc gia;

b. Đảm bảo mỗi huyện, quận có một trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, một trường (trung tâm) dạy nghề hay một trung tâm giáo dục thường xuyên;

c. Có 100% số huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học tại thời điểm kiểm tra.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)