8. Bố cục của luận văn
2.3.5. Quản lý việc thực hiện các chính sách
Thực tiễn phát triển giáo dục cả nước nói chung và tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã khẳng định những định hướng đúng đắn và hiệu quả của chính sách giáo dục và đào tạo.
2.3.5.1 Trước hết là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã phát huy tác dụng to lớn. Thực hiện Nghị định 49/2010/ NĐ-CP cùa Chính phủ về chính sách cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Theo đó những học sinh con của liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; học sinh mồ côi, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp bù số học phí đã
nộp cho các nhà trường, nguồn ngân sách trên do Nhà nước chi trả; ngoài ra các em còn được hỗ trợ chi phí học tập 70.000 đồng/tháng, một năm được cấp 9 tháng.
Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Hội chữ thập đỏ, hàng năm đã xây dựng quỹ vì người nghèo, quỹ nhân đạo, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ khuyến học đã kịp thời giúp đỡ hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường; các tổ chức hảo tâm, các doanh nghiệp cũng nhận đỡ đầu, chăm sóc nuôi dưỡng những em học sinh mồ côi, tàn tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tiếp thêm nghị lực và sức mạnh cho các em học tập.
2.3.5.2 Chính sách xã hội hóa giáo dục: Mục tiêu của xã hội hóa giáo dục là thu hút mọi thành phần, thành viên trong xã hội tham gia đóng góp phát triển sự nghiệp giáo dục và được hưởng quyền lợi giáo dục như một loại phúc lợi xã hội, thể hiện sự dân chủ, tự do, công bằng tối thiểu của con người. Hoạt động xã hội hóa giáo dục ở huyện Phú Lương được tổ chức thực hiện trên cả hai mặt: mục tiêu và biện pháp tổ chức giáo dục. Về mục tiêu, nhà trường đã tích cực đào tạo theo yêu cầu xã hội; không ngừng mở rộng các hoạt động cho học sinh tiếp cận với thức tế địa phương. Về biện pháp, mức huy động xã hội hóa trong và ngoài hệ thống các trường công lập đã giúp cho các nhà trường có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đầu tư cho các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp và tạo điều kiện giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thêm cơ hội học tập.
Tuy nhiên là một huyện miền núi, kinh tế xã hội cồn nhiều khó khăn, công tác xã hội hóa giáo dục vẫn chưa thu được nhiều kết quả như mong đợi; việc huy động nguồn lực từ bên ngoài đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế; chủ yếu vẫn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước cho giáo dục.
2.3.5.3 Lồng ghép với các chương trình để hỗ trợ thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục: Hàng năm UBND huyện đều lồng ghép kế hoạch phổ cập giáo dục với các cuộc vận động ở các địa phương như: cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, trong đó có quy định: xóm, phố, tiểu khu văn hóa phải “Vận động 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường theo quy định; vận động trẻ em bỏ học nửa chừng tiếp tục đi học; có biện pháp phối hợp, giúp đỡ, khuyến khích, hỗ trợ học sinh nghèo; không có người mù chữ; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuôi; PCGD THCS, thực hiện theo kế hoạch phổ cập giáo dục trung học”.
Hội khuyến học với phong trào “xã hội học tập” “gia đình hiếu học” đã góp phần nuôi dưỡng tinh thần hiếu học, động viên, khuyến khích các gương học tập trong mỗi gia đình và trong cộng đồng. Hội phụ nữ xây dựng phong trào “Gia đình hạnh phúc” “Gia đình không có người mắc tệ nạn xã hội”; Hội Người cao tuổi xây dựng phong trào “Ông bà, bố mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”... để động viên trao đổi kinh nghiệm; đẩy mạnh việc chăm lo học tập cho con cháu trong gia đình.
Với sự phối hợp, hỗ trợ đó, hàng năm các tổ chức đoàn thề đã chủ động trong công tác vận động trẻ em ra lớp, học sinh bỏ học trở lại trường, động viên, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi học...
Kết luận chƣơng 2
* Ưu điểm
Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể về công tác PCGD được nâng lên; Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các bậc học có kế hoạch đồng bộ tổ chức thực hiện phù hợp với đặc thù của các địa phương; ý thức của người dân đều mong muốn tạo điều kiện cho con em tham gia học tập ở những bậc học ngày càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học;
Chất lượng giáo dục đào tạo được giữ vững và ngày càng được nâng cao; lực lượng nhà trường ngày càng lớn mạnh từ quy mô đến chất lượng; mạng lưới trường lớp ở các cấp học được mở rộng, đáp ứng được nhu cầu của học sinh; cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị dạy học ngày càng được đầu
tư khang trang, hiện đại. Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên trình độ ngày càng được nâng cao, 100% giáo viên đạt trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các cán bộ giáo viên được phân công làm phổ cập giáo dục nhiệt tình, ngày càng có kinh nghiệm sau khi thực hiện phổ cập tiểu học và THCS; huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục, trong đó góp phần thực hiện các mục tiêu của PCGD.
* Hạn chế, yếu kém, khó khăn:
Sự tham gia vào cuộc và nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác phổ cập giáo dục còn hạn chế; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động gia đình học sinh và học sinh thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm tham gia học tập để đạt chuẩn phổ cập.
Do là huyện miền núi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc huy động học sinh ở vùng sâu, vùng xa tham gia học tập ở những cấp học càng cao, càng khó khăn;
Việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS một thời gian dài tuy đạt chuẩn nhưng tỷ lệ chỉ vừa cập chuẩn, không vững chắc; huy động số học sinh trong độ tuổi tham gia học THPT tỷ lệ còn thấp, không đạt chuẩn;
Việc phân luồng học sinh sau THCS đi học TCCN và trường nghề không đạt theo quy định vì học sinh không có nguyện vọng học nghề; hơn nữa trường dạy nghề trên địa bàn ít, xa huyện, có 01 trường đóng trên địa bàn nhưng mới thành lập, còn chưa xây dựng được cơ sở vật chất nhà trường.
Việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia khó khăn; ngân sách nhà nước đầu tư kinh phí còn hạn hẹp, không đáp ứng được nhu cầu thực tế; nguồn vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, xã hội hóa không nhiều.
Việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS và PCGD trung học mới là khuyến khích chứ chưa phải bắt buộc như cấp tiểu học nên việc vận
động học sinh đi học còn gặp nhiều khó khăn, nhất là những học sinh gia đình khó khăn phải tập trung làm kinh tế và những học sinh bỏ học.
* Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học đạt hiệu quả, có thể rút ra một số bài học như sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp; sự tham gia vào cuộc của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể đối với giáo dục nói chung và công tác PCGD nói riêng. Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội; đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân và của cộng đồng dân cư sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công công tác phổ cập giáo dục trung học.
Kinh tế xã hội phát triển, đời sống thu nhập của nhân dân được nâng lên; an sinh xã hội được đảm bảo; trật tự a toàn xã hội được giữ vững sẽ là động lực mạnh mẽ trong việc huy động thanh thiếu niên đến trường; nguồn lực dành cho giáo dục cũng sẽ được đảm bảo để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, trong đó có công tác PCGD;
Các nhà trường quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng dạy học; quan tâm đổi mới phương pháp; tư vấn, giúp đỡ học sinh có định hướng nghề nghiệp đúng đắn; thực hiện có hiệu quả phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”... ,mỗi học sinh sẽ coi nhà trường như mái ấm của mình và sẽ thu hút học sinh đến trường.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC Ở HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lƣơng đến năm 2020
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế phát triển khách quan, trong đó vừa diễn ra quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình cạnh tranh giữa các nước. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi các nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, đặt ra vị trí mới của giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI (2011) đã định hướng “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí,
phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển Giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.[15]
Chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo đáp ứng công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” số 17-CTr/TU ngày 05/02/2013 của Tỉnh ủy Thái Nguyên với mục tiêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, gắn việc phát triển quy mô trường lớp một cách hợp lý với việc nâng cao chất lượng giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa. Huy động các nguồn lực để xây dựng Đại học Thái Nguyên thành Đại học trọng điểm Quốc gia xứng đáng là Trung tâm đào tạo của khu vực trung du miền núi Bắc bộ và của cả nước, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh và cả nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII”. Với mục tiêu thực hiện nhiệm vụ phổ cập là:
Thực hiện các chỉ tiêu phát triển để đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Mầm non 5 tuổi vào năm 2014, có 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày theo chương trình mới. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vào năm 2015, 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Củng cố vững chắc và nâng cao phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở (THCS). Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục bậc Trung học ở những nơi có điều kiện.[31]
Thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Ủy ban nhân dân Huyện Phú Lương xây dựng Chương trình hành động số 158/CTr-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2013 như sau:
Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, gắn việc phát triển quy mô trường lớp một cách hợp lý với việc nâng cao chất lượng giáo dục, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Phú Lương phát triển nhanh và bền vững theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa. , đáp ứng yêu cầu của mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của Huyện Phú Lương trong sự phát triển chung của Tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế.
Thực hiện các chỉ tiêu phát triển để đạt chuẩn phổ cập Giáo dục Mầm non 5 tuổi vào năm 2014, tiếp tục duy trì bền vững 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày theo chương trình mới. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vào năm 2015, 100% học sinh tiểu học tiếp tục được học 2 buổi/ngày. Củng cố vững chắc và nâng cao phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở (THCS). Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục Trung học ở những xã có điều kiện còn lại của huyện.
- Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển giáo dục đến 2015 và tầm nhìn 2020
TT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm
2010 Năm 2015 Năm 2020 I. Giáo dục Mầm non Số trường 206 210 215 Huy động trẻ từ 0-2 tuổi ra lớp 21% 28-30% 32-35% Huy động trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp 87,5% 90% > 95%
Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo. 95,5% 100% 100%
II. Giáo dục Tiểu học
Số trường 27 27 28
Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 100% 100% 100%
Huy động trẻ từ 6 - 10 tuổi vào bậc Tiểu học 99.5% 99.50% 100%
Tỷ lệ học sinh tiểu học 11 tuổi hoàn thành
chương trình Tiểu học 95% 99% 100%
III. Giáo dục Trung học cơ sở
Số trường 16 17 17
Huy động học sinh Tiểu học vào THCS 100% 100% 100%
Huy động trẻ từ 11-14 tuổi vào THCS 98% 99,5% 99,8%
IV Giáo dục THPT
Số trường 03 04 04
Tỷ lệ Huy động học sinh THCS vào
THPT, BTTHPT, THCN, nghề 90,3% 92,8% 95%
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi bậc THPT (từ
- Đa dạng hóa các loại hình trường lớp; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý , dạy và học ; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất , phấn đấu đến 2015 có đủ 100% phòng học cho các trường học 1 ca, trong đó có 80% là phòng học kiên cố; xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2; mục tiêu đến năm 2015 có 70% số trường đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện các chương trình và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế thu hút các đối tác tiên tiến đến hợp tác trên các các lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo từ giáo dục Mầm non đến các cấp học khác.[35]
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu nghiên cứu là cái đích mà người nghiên cứu đề ra để đạt được trong quá trình nghiên cứu.
Mục tiêu của đề tài “Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục