Nội dung và các biện pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 97)

8. Bố cục của luận văn

3.3.7.2.Nội dung và các biện pháp thực hiện

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vì một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, giáo dục nước ta là một quyền cơ bản của dân, quyền được học hành. Giáo dục cũng là một phần phúc lợi mà ai cũng được hưởng để đảm bảo sự bình đẳng xã hội. Mục tiêu của bình đẳng trong giáo dục là bảo đảm quyền hưởng thụ theo chuẩn tối thiểu về giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cho mọi người đều được học tập đạt trình độ phổ cập theo quy định của quốc gia.

Do đó, nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng và quản lý giáo dục. Nhà nước phải bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, tăng cường chính sách bình đẳng xã hội, tạo cơ hội học tập cho mọi người ở mọi vùng miền. Khi triển khai phổ cập giáo dục, mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc tiếp nhận và thực hiện chăm lo của Nhà nước từ lúc sinh ra cho đến tuổi đi học đạt chuẩn phổ cập giáo dục.

Thực hiện chế độ học bổng, học phí và hỗ trợ học tập cho các đối tượng gặp khó khăn, theo hướng xây dựng học phí ở mầm non, THCS và THPT phải phù hợp với điều kiện kinh tế của địa bàn dân cư và hoàn cảnh hộ gia đình, đồng thời bổ sung quy chế về các khoản đóng góp. Tiếp tục nâng cao chính sách hỗ trợ tài chính đối với học sinh gia đình có công với cách mạng, gia đình nghèo, gia đình có thu nhập thấp (cận nghèo), thông qua cấp học bổng hoặc nhận trợ cấp theo quy định hoặc miễn giảm tùy theo đối tượng; đồng thời lồng ghép việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội với chính sách phổ cập giáo dục trong các giải pháp về chính sách ưu đãi xã hội.

Ngân hàng chính sách xã hội tăng cường hỗ trợ học sinh,sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn tín dụng để trang trải việc học. Đây là chủ

trương đầy tính nhân đạo, cần tiếp tục có một cơ chế hoàn chỉnh hơn, phù hợp với thực tiễn để tạo thuận lợi cho các hộ vay và cho cả ngân hàng trong quá trình vay vốn, trả nợ, giúp cho học sinh, sinh viên có điều kiện học tập, nhất là học sinh của các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, góp phần thực hiện chuẩn PCGD trung học có chất lượng.

Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cần tích cực thực hiện giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, phấn đấu đến 2015 có trên 65% người khuyết tật được hòa nhập (theo định hướng phát triển giáo dục 5 năm 2011 – 2015; đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ xã hội để thu hút trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang cơ nhỡ được học tập hoặc học tập trở lại trong hệ thống giáo dục, thông qua chương trình dạy nghề, lớp học không chính quy hoặc lớp học chính quy.

Mặt khác trong xu thế chung, ở hầu hết các nước phát triển, giáo dục bắt buộc đã được kéo dài lên 9 năm hoặc 10 năm. Do vậy, trong thời kỳ hội nhập với quốc tế và phát triển đất nước, nước ta nên có lộ trình kéo dài giáo dục bắt buộc từ 5 (tiểu học) năm lên 9 năm (THCS) trong hệ thống giáo dục 12 năm. Đồng thời trong quá trình tiến hành đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và đào tạo, Nhà nước cần tính toán cụ thể lộ trình tiến tới miễn hoặc giảm học phí đối với THCS.

Đối với giáo viên, một điều cần thiết là Nhà nước tiếp tục có những chính sách nâng cao đời sống của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Cần hiểu rằng giữa tuyên truyền chủ trương PCGD với ý thức pháp luật về PCGD có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bên cạnh các biện pháp tích cực để thực hiện PCGD, không thể thiếu pháp luật và ý thức pháp quyền. Hệ thống văn bản pháp quy càng đầy đủ, càng chặt chẽ và được thực hiện nghiêm thì có ảnh hưởng tích cự đến mọi hành vi và mối quan hệ giữa các lực lượng xã hội, giữa các cá nhân trong quá trình PCGD và chất lượng PCGD càng bền vững.

Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục cần được ban hành chính thức, thống nhất trong cả nước, có chú ý đến vùng miền và bảo đảm tính khả thi toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 95 - 97)