Quản lý, bố trí đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 88)

8. Bố cục của luận văn

3.3.4.Quản lý, bố trí đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Người cán bộ quản lý và giáo viên có vai trò rất lớn trong việc quyết định chất lượng dạy học, do vậy mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ mới; quản lý, sắp xếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phù hợp là biện pháp đột phá trong thực hiện các mục tiêu PCGD trung học.

3.3.4.2. Nội dung của biện pháp

Rà soát nhu cầu và chất lượng đội ngũ giáo viên ở mỗi cấp học, ngành học, từ đó có kế hoạch xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu và đảm bảo chất lượng, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao.

Cán bộ quản lý là khâu then chốt trong hoạt động quản lý “Cán bộ nào, phong trào ấy”. Vì vậy việc rà soát, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ quản lý các nhà trường là đặc biêt quan trọng. Người cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường phải vừa là nhà sư phạm; là nhà văn hóa, là nhà hoạt động xã hội; là nhà hành chính; là nhà quản trị kinh doanh; là nhà cải cách giáo dục. Để đáp ứng được những tiêu chuẩn đó thì mỗi người cán bộ quản lý giáo dục vừa phải có tri thức, có lòng nhiệt huyết, năng động, sáng tạo; hăng say nghiên cứu, không ngừng học hỏi, có tư duy đổi mới, có đạo đức nhà giáo.

Rà soát, đánh giá chất lượng hiệu quả lãnh đạo quản lý các nhà trường hàng năm để kịp thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, thậm chí miễn nhiệm những cán bộ quản lý kém năng lực hoặc không tâm huyết... Đồng thời ưu tiên bổ nhiệm những cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản; tâm huyết với nghề nghiệp, có tư duy đổi mới, có kỹ năng xã hội tốt, biết huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; ưu tiên các giáo viên có chuyên môn tốt, đã trải qua các kỳ thi giáo viên giỏi các cấp; những giáo viên đã trải qua công tác đoàn đội trong trường học. Đây là một nhân tố quan trọng để xây dựng nhà trường phát triển.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, phương pháp giảng dạy cho giáo viên, tập trung vào các nội dung đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng biện pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh; cập nhật những kiến thức mới, kiến thức khó và áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý cho CBQL các nhà trường; bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác PCGD để nâng cao nghiệp vụ về chuyên môn, khả năng tổ chức thưc hiện mang lại hiệu quả.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là việc làm thường xuyên để có những cán bộ quản lý vừa có tài vừa có đức đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3.3.4.3. Các biện pháp thực hiện

Thực hiện đúng quy định về việc tuyển dụng giáo viên, tổ chức thi tuyển công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho những giáo viên giỏi, những giáo viên trẻ, được trang bị đầy đủ kiến thức được cống hiến, đóng góp chung sức nâng dần chất lượng giáo dục theo tinh thần đổi mới tại Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI). Cân đối số lượng giáo viên hiện có, rà soát theo cơ cấu để đảm bảo không mất cân đối giữa các bộ môn... đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp theo điều lệ nhà trường, tỉ lệ học sinh trên giáo viên. Thực hiện đổi mới

nội dung và phương pháp bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên để luôn vững vàng về kiến thức khoa học cơ bản và kỹ năng sư phạm.

Tiếp tục thực hiện chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đồng thời đề xuất hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp đó cho phù hợp với thời kỳ hội nhập và phát triển. Chú ý đạo đức nghề nghiệp nhà giáo. Tăng cường các khóa học bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới, Kiên quyết sắp xếp lại những giáo viên không đủ năng lực giảng dạy.

Cần ban hành quy định biên chế giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục, chính sách huy động giáo viên dạy lớp phổ cập. Trước hết, cần cụ thể hóa chính sách bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, cho đội ngũ giáo viên thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Tất cả giáo viên, không phân biệt giáo viên dạy lớp chính quy, giáo viên dạy giáo dục thường xuyên hoặc giáo viên làm công tác phổ cập giáo dục, đều phải được đào tạo, bồi dưỡng, phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác, khắc phục lối truyền thụ một chiều, giảm phần lý thuyết, gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành.

Chính kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên, từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cá thể hóa hoạt động dạy học quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh, cho đến việc tích cực hướng dẫn học sinh tăng cường năng lực tự học, sẽ làm cho học sinh ham thích đến trường, thích thú học tập và học tập có kết quả, sẽ làm cho số học sinh học tại các trường chính quy ngày càng tăng, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng lưu ban bỏ học, đảm bảo duy trì sỹ số và nâng cao chất lượng dạy học. Để thực hiện được mục tiêu huy động học sinh thì điều quan trọng đầu tiên học sinh phải muốn đến trường; coi nhà trường như nhà mình, yêu mến cảnh quan, môi trường; yêu mến, kính trọng

thấy cô; thân thiện với bạn bè; thi đua học tập lành mạnh... thì chất lượng học tập sẽ được nâng lên; đây là hành động thiết thực để thu hút học sinh đến trường (một trong những tiêu chí PCGD).

Nhà nước cần có chính sách học bổng đặc biệt để thu hút các học sinh giỏi vào học tại các trường sư phạm. Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng. Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ giáo dục; tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng lực lượng đội ngũ cán bộ quản lý tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành; có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

Nhà nước có chính sách ưu tiên thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm; có chính sách ưu đãi xứng đáng đối với những nhà giáo có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục; có quy định cụ thể về định mức giáo viên, cơ cấu môn học cụ thể... là cơ sở pháp lý cho các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định.

Cán bộ quản lý các cấp được tập huấn và có kiến thức về xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên và các bộ quản lý giáo dục. Từ đó có cái nhìn tổng thể để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý, phát huy được năng lực sở trường của mỗi người.

Xây dựng được cơ chế luân chuyển, điều động, bổ nhiệm đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách cụ thể, phù hợp và thực hiện công khai, dân chủ, công bằng.

Các cấp quản lý giáo dục và các nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 88)