Quản lý phổ cập giáo dục trung học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 35)

8. Bố cục của luận văn

1.5. Quản lý phổ cập giáo dục trung học

Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội bằng quyền lực pháp luật, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi hoạt động của con người do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành để thực hiện chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Chủ thể quản lý mang quyền lực Nhà nước tác động đến các đối tượng quản lý chủ yếu bằng pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Giáo dục có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục phải đi trước một bước, giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Do vậy bất kỳ quốc gia từ lớn hay nhỏ; dù giầu hay nghèo cũng phải quan tâm đến giáo dục mà trong đó trước hết phải là quản lý nhà nước về giáo dục. Quản lý nhà nước về giáo dục là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Nói cách khác, quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và các nhà quản lý), chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra. Cũng có một định nghĩa khác: “Quản lý nhà nước về giáo dục là thực hiện công quyền để quản lý các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội”.

Theo Điều 14, Luật Giáo dục năm 2005, Quản lý nhà nước về giáo dục là Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi

cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện việc phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Theo Khoản 4, Điều 100, Luật Giáo dục năm 2005, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả giáo dục tại địa phương. Quản lý nhà nước về giáo dục phải được thực hiện đồng bộ: hiện đại hóa, chuẩn hóa và xã hội hóa từ quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đến quản lý thầy, trò, cơ sở vật chất sư phạm.

Phổ cập giáo dục là một trong những chủ trương lớn của giáo dục, do vậy quản lý nhà nước về PCGD là việc nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động PCGD trong phạm vi quản lý nhằm thực hiện mục tiêu PCGD đã đề ra.

Luật PCGD Tiểu học ngày 12 tháng 8 năm 1991 (Điều 23) quy định chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm:

1. Thực hiện chương trình - mục tiêu PCGD Tiểu học do Hội đồng bộ trưởng quy định đối với các địa phương;

2. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch và ngân sách giáo dục tiểu học trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

3. Thực hiện việc đào tạo, bồi dượng, sử dụng hợp lý giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học, các chính sách, chế độ, các biện pháp nhằm bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học;

4. Động viên sự đóng góp về Tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực của địa phương nhằm tạo thêm điều kiện để thực hiện PCGD Tiểu học;

5. Tổ chức việc mở trường, lớp Tiểu học; đảm bảo trường, lớp, thiết bị đồ dùng dạy học, sách, vở, học cụ đủ và đúng thời điểm cần thiết.[27]

Về PCGD THCS, Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ quy định trách nhiệm của UBND cấp huyện là:

1. Quản lý các trường Tiểu học và THCS thuộc mọi loại hình cơ sở giáo dục trên địa bàn; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiến độ PCGD THCS trên địa bàn.

2. Thực hiện những quy định về sử dụng ngân sách chi cho giáo dục, trong đó có phần dành cho việc thực hiện PCGD THCS; đảm bảo các điều kiện về tổ chức, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất cho các trường Tiểu học và THCS công lập, bán công theo quy định của nhà nước;

3. Bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh theo quy định của Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp cải thiện đời sống của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bằng chính sách đãi ngộ của địa phương;

4. Vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đóng góp cho sự nghiệp PCGD THCS.[10]

Nghị định 166/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ, đã quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về PCGD của UBND cấp huyện (tại khoản 4, Điều 7) là: Chỉ đạo việc xóa mù chữ và PCGD trên địa bàn huyện và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi.

Như vậy căn cứ vào các văn bản của nhà nước đã ban hành, quản lý nhà nước về phổ cập giáo dục bao gồm những nhiệm vụ cơ bản là:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)