Bố trí và huy động nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 36)

8. Bố cục của luận văn

1.5.1. Bố trí và huy động nguồn lực tài chính

Kinh nghiệm đầu tư cho giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Trong các nguồn lực, ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục, được bố trí tăng dần tỷ lệ đầu tư, trong đó tập trung ưu tiên đầu tư cho các cấp học giáo dục phổ cập; cho các vùng khó khăn. Đồng thời để tăng cường hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo được công bằng cho người

dân trong thụ hưởng ngân sách cho giáo dục; phải cải tiến cơ chế (quy trình) phân bổ ngân sách trên cơ sở cam kết thực hiện việc huy động trẻ đến trường của địa phương và cơ sở giáo dục. Mặt khác việc phân bổ ngân sách cho các cơ sở giáo dục còn được thực hiện dựa trên nhu cầu thực và kết quả hoạt động của từng đơn vị, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải nhằm khuyến khích các cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Căn cứ vào kế hoạch phát triển và các chế độ chính sách hiện hành, ngành giáo dục và đào tạo chủ động xây dựng dự toán thu, chi cho toàn ngành (đối với mọi nguồn vốn) trên địa bàn; đồng thời trao đổi với ngành Tài chính - Kế hoạch và thống nhất để trình UBND huyện phê duyệt. Các cấp quản lý phải tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở giáo dục sử dụng nguồn ngân sách đúng mục đích, có hiệu quả; nâng cao chất lượng các hoạt động kiểm soát, giám sát tài chính thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định; đảm bảo chấp hành nghiêm các văn bản hướng dẫn, trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của các trường, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội; đồng thời kiên quyết đối với các trường hợp cố ý làm trái và sử dụng kinh phí không đúng mục đích.

Ngoài ngân sách nhà nước cần huy động khai thác thêm các nguồn lực khác cùng với ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục. Như vậy, trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Nhà nước, huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội, kết hợp tốt với những nguồn vốn trong nước và ngoài nước; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động phát triển giáo dục. Đồng thời UBND các cấp phải thực hiện tốt cơ chế quản lý, giám sát, sử dụng mọi nguồn đầu tư của xã hội cho giáo dục theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)