8. Bố cục của luận văn
3.3.6. Huy động các nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và các
điều kiện khác
3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Phú Lương là một huyện miền núi, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, có 03 xã và 10 xóm thuộc vùng đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo tại thời điểm 01/01/2013 còn 13,9%, huy động các nguồn lực đầu tư cho xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là rất cần thiết. Mục tiêu là hoàn thành chương trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2015 với kế hoạch từng năm cụ thể. Mặc dù nguồn lực không dồi dào, do suy thoái kinh tế, ngân sách đầu tư cho giáo dục nói chung và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nói riêng còn nhiều hạn chế nhưng với kế hoạch và các giải pháp cụ thể sẽ khắn phục được khó khăn vướng mắc để đạt mục tiêu đề ra.
3.3.6.2. Nội dung của biện pháp
Trong điều kiện nước ta hiện nay, đầu tư cho hệ thống giáo dục bao gồm các nguồn từ ngân sách nhà nước và đóng góp của khu vực ngoài ngân sách. Nhà nước đảm bảo duy trì tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước là 20% trong giai đoạn 2010-2015, trong đó tập trung ưu tiên
cho giáo dục phổ cập, giáo dục ở những vùng khó khăn, vùng sâu,vùng xa và hỗ trợ tài chính cho những học sinh, sinh viên thuộc các nhóm thiệt thòi và các nhóm được hưởng chính sách ưu tiên (theo Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam 2011-2020).
Thực tế cũng cho thấy ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục chưa đến mức đủ cho hệ thống trường học có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục như mong muốn. Do vậy, ngoài việc nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục, thì việc tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách, là một trong các con đường mở rộng nguồn lực cho giáo dục; đồng thời xây dựng cơ chế quản lý, giám sát mọi nguồn đầu tư của xã hội cho giáo dục.
Nhà nước cần tập trung các nguồn lực tài chính vào việc phổ cập giáo dục và để có một hệ thống trường lớp đủ để đáp ứng chất lượng giáo dục cần thiết. Nhà nước cần có chính sách cụ thể huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân, các thành phần kinh tế, kể cả gia đình học sinh, tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục. Trong khi nhà nước chỉ miễn học phí ở tiểu học, đồng thời đã đảm bảo gần 80% chi phí cho giáo dục phổ thông và mần non của xã hội, thì việc người dân cùng chia sẻ với Nhà nước, đóng góp vào việc học hành của con em mình là hoàn toàn cần thiết, nhưng sự đóng góp của người dân phải phù hợp với khả năng của họ, không là gánh nặng về tài chính đối với gia đình của họ.
3.3.6.3. Các biện pháp thực hiện
Trước hết, UBND huyện cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhà trường. Trên cơ sở quy mô trường lớp, áp theo chuẩn quy định, UBND huyện có giải pháp bổ sung quỹ đất cho các nhà trường để đạt chuẩn diện tích đất trên số học sinh. Đây là một việc làm rất cần thiết, có tầm nhìn để thực hiện các mục tiêu giáo dục trong tương lai.
Trên cơ sở kế hoạch và lộ trình thực hiện trường đạt chuẩn quốc gia theo từng năm, UBND huyện cần bố trí tập trung nguồn vốn ngân sách để đầu tư tập trung, hiệu quả không dàn trải, lãng phí. Nguồn ngân sách thường hạn hẹp, cần thiết phải huy động các nguồn lực khác.
Huyện cần tranh thủ được các chương trình dự án trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục. Nhiều trường đã được kiên cố hóa nhờ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho các xã ATK, xã vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình135 và tài trợ của các ngân hàng, các công ty, doanh nghiệp lớn... Đây là một nguồn lực rất lớn, vô cùng cần thiết đối với các huyện có nhiều khó khăn như huyện Phú Lương.
Là địa bàn có một số tài nguyên khoáng sản như than, quặng sắt, quặng titan... các nhà trường đã tranh thủ sự hỗ trợ, ủng hộ kinh phí của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nguồn lực huy động, mỗi năm lên đến 1tỷ đồng, là một số tiền không nhỏ đối với một huyện miền núi, giúp nhà trường rất nhiều trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất trường học. Tuy nhiên số huy động này còn khá khiêm tốn so với tiềm lực thực tế, các trường cần linh hoạt trong việc huy động cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Không nhất thiết phải huy động bằng tiền mà các nhà trường có thể đề nghị các đơn vị hỗ trợ bằng nhân lực, vật lực... Có đơn vị có thể xây tặng phòng học; có đơn vị khác lại có thể làm sân bê tông, xây bờ rào hoặc có đơn vị có thể tặng bàn ghế...
Hội phụ huynh học sinh cũng rất trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác huy động các nguồn lực xây dựng trường lớp cho con em mình. Hàng năm nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh trong huyện cũng góp phần rất lớn trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Nếu có sự tuyên truyền tốt; nhà trường mang lại niềm tin cho phụ huynh, kinh phí sử dụng hợp lý, phát huy hiệu quả, mang lại quyền lợi thiết thực cho học sinh thì sự ủng hộ này là vô cùng to lớn, giúp các nhà trường rất nhiều trong giai đoạn kinh tế còn suy thoái, chưa hồi phụ, nguồn lực giành cho giáo dục còn hạn hẹp.
3.3.6.4. Điều kiện thực hiện
Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính và ngân sách đầu tư cho giáo dục; Xây dựng chương trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia có tính thực tế và khả thi cao;
Thực hiện tốt công tác tuyên tuyền giáo dục để cả xã hội quan tâm, đầu tư cho giáo dục;
CBQL giáo dục các nhà trường năng động nhạy bén, làm việc trách nhiệm, hiệu quả và thường xuyên công khai các nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân đầu tư cho nhà trường.
Chính quyền các cấp tổ chức hội nghị khen thưởng, ghi nhận đóng góp của các tập thể, cá nhân cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.