8. Bố cục của luận văn
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Ngành giáo dục và đào tạo huyện Phú Lương đang đứng trước những khó khăn thách thức không nhỏ; đó là nhận thức về giáo dục chưa đồng đều; chưa thống nhất giữa các lực lượng xã hội; về mặt chất lượng giáo dục, kết quả giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học của các nhà trường còn chênh lệch; việc huy động học sinh tham gia học các loại hình trường lớp sau THCS; việc định
hướng, phân luồng học sinh tham gia học TCCN và học nghề... còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao; việc mở rộng quy mô trường lớp để thu nhận tất cả học sinh đầu cấp, để đáp ứng việc phân luồng học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu; việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn kinh phí; cơ chế hoạt động và hệ thống các văn bản pháp quy từ Trung ương đến tỉnh chưa rõ ràng hoặc mới ban hành nên chưa đi vào cuộc sống; việc huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục còn hạn chế;
Do đó những biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục Trung học ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đòi hỏi phải mang tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của huyện. Để có thể đề xuất các nhóm biện pháp, đề tài đã dựa trên một số căn cứ cơ bản đó là: Các vấn đề về lý luận giáo dục bắt buộc, giáo dục cơ bản, giáo dục phổ cập, quản lý giáo dục; những tồn tại hạn chế của thực trạng quản lý công tác phổ cập giáo dục ở huyện Phú Lương; kinh nghiệm lịch sử công tác phổ cập PCGD trong nước và xu hướng của thế giới, nhất là khu vực miền núi, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Những nhóm biện pháp được đề xuất cố gắng giải quyết những khó khăn về nhận thức, quản lý và chỉ đạo; tăng cường các điều kiện đảm bảo để từng bước thực hiện có hiệu quả công tác PCGD trung học; quán triệt được những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong đó có công tác PCGD.