Xây dựng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 38)

8. Bố cục của luận văn

1.5.3. Xây dựng đội ngũ giáo viên

Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đã trở thành một hoạt động có tính truyền thống, khoa học, bài bản trên phạm vi toàn thế giới. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là giải pháp đột phá, đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ mới vì đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục quyết định việc hiện thực hóa mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, quyết định sự phát triển quy mô cũng như chất lượng giáo dục. Đội ngũ nhà giáo yếu, kém, bất cập không có động lực và phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức thì dù có chương trình, sách giáo khoa hay, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không đảm bảo được chất lượng giáo dục. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tốt thì mới phát huy tác dụng tích cực của các điều kiện khác đảm bảo chất lượng giáo dục, trong đó có PCGD.

Về mặt chủ trương đã có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị đã chỉ ra những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để phát triển đáp ứng các yêu cầu mới và phức tạp của tiến trình đổi mới giáo dục Việt Nam. Nội dung của hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giáo viên bao gồm: Quy hoạch về cơ cấu, số lượng, chất lượng, ngành nghề hợp lý; tuyển chọn; sử dụng; đào tạo; bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ năng lực; tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ giáo viên.

Trên cơ sở đó, để thực hiện yêu cầu PCGD, phải phát triển đồng bộ đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, đảm bảo đủ số lượng giáo viên các cấp (nhất là giáo viên THCS, THPT), tăng cường giáo viên dạy các môn đặc thù, điều chỉnh những bất cập về cơ cấu đội ngũ. Đảm bảo về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đào tạo theo quy định và nâng dần số giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đào tạo trên chuẩn ở tất cả các cấp học, để xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán. Nâng cao chất lượng và đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên. Đổi mới cơ chế tuyển dụng, quản lý và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giáo dục và đạo đức nghề nghiệp cho nhà giáo. Thực hiện đầy đủ chính sách đối với nhà giáo và tiếp tục đề xuất hoàn thiện chính sách còn bất cập; bổ sung chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)