Kiểm tra CLSP tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 36 - 41)

7. Bố cục của đề tài

1.2.1. Kiểm tra CLSP tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

(Vietinbank)

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại lớn, có hệ thống mạng lưới trải rộ

.

Để kiểm soát CLSP tín dụng, Vietinbank sử dụng công cụ quản trị điều hành như thay đổi mô hình tín dụng và chuyên môn hóa cao các khâu trong quy trình cấp

tín dụng tại Chi nhánh và Hội sở chính hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động:

Thứ nhất, công việc của bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và bộ

phận hỗ trợ trong hoạt động tín dụng được tách rời. Các chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng. Việc tái thẩm định và phê duyệt cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại Hội sở chính, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng khách quan hơn.

Thứ hai, các Chi nhánh tập trung vào công việc tiếp thị, cung cấp sản

phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng nên các khách hàng đều được hưởng các sản phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng, cùng dịch vụ hỗ trợ, tư vấn chuyên nghiệp.

Thứ ba, việc kiểm soát tập trung đã tạo ra kênh thông tin gắn kết giữa Hội

sở chính và Chi nhánh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu, ghi nhận ý kiến của Chi nhánh, của khách hàng về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Thứ tư, khối QLRR đóng vai trò kiểm soát độc lập với bộ phận kinh

doanh, thực hiện chức năng giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo mô hình tổ chức Vietinbank, hệ thống kiểm soát nội bộ nằm trong khối quản lý rủi ro và trực thuộc Tổng giám đốc. Hệ thống này gồm Phòng Kiểm soát nội bộ tại Hội sở chính và 26 phòng kiểm soát nội bộ khu vực nhằm kiểm soát mọi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng trong đó có kiểm soát CLSP tín dụng. Đặc biệt, để kiểm soát chất lượng tín dụng, Vietinbank bố trí thêm Phòng kiểm soát giải ngân thuộc khối Kiểm soát và phê duyệt giải ngân nhằm kiểm soát hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung của Vietinbankcó sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp.Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là kiểm soát được chất lượng sản phẩm tín dụng, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

Ghi chú: - CB quan hệ khách hàng

- CB phân tích Đều thuộc phòng khách hàng - CB tác nghiệp

- Phòng kiểm soát giải ngân - Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Khách hàng CB quan hệ khách hàng - Tìm kiếm khách hàng - Tiếp nhận hồ sơ khách hàng CB phân tích - Thẩm định hồ sơ khách hàng - Đánh giá tài sản đảm bảo - Lập tờ trình đề xuất tín dụng

Cán bộ tác nghiệp

- Soạn hợp đồng

- Tập hợp chứng từ giải ngân

CB Kiểm soát

Phòng kiểm soát giải ngân theo phân cấp

Cán bộ kiểm soát giải ngân

CB tác nghiệp

- Cập nhật thông tin hồ sơ tín dụng vào hệ thống

- Chuyển chứng từ giải ngân sang Phòng kế toán

- Chuyển hồ sơ tín dụng sang phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ

Các thông báo lỗi cần khắc phục Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ - Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ tín dụng/ tài sản đảm bảo

- Cập nhật thông tin kiểm tra trên: Phần mềm kiểm tra nội bộ Trực thuộc HSC có văn

phòng tại chi nhánh

Mô hình này có ưu nhược điểm sau đây:

* Điểm mạnh:

• Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

• Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

• Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. • Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

* Điểm yếu:

• Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, thời gian và nguồn nhân lực.

• Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

1.2.2. Kiểm tra CLSP tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là Ngân hàng hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước. Với hệ thống mạng lưới lớn nhất Việt Nam lên tới 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

Về hoạt động kiểm tra chất lượng tín dụng thì mô hình tổ chức của Agribank theo mô hình kiểm tra phân tán, chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

Sơ đồ luân chuyển hồ sơ tín dụng tại Agribank Khách hàng CB tín dụng - Nhận hồ sơ khách hàng - Thẩm định - Lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng - Lập hợp đồng CB kiểm soát

CB cập nhật thông tin hồ sơ tín dụng

- Thực hiện giải ngân - Lưu hồ sơ tín dụng

Phòng kế toán

- Chứng từ giải ngân cho khách hàng

Tổ kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ tín dụng/ hồ sơ tài sản đảm bảo/ hồ sơ pháp lý

- Chuyển các thông báo lỗi cho CB khắc phục

Phòng tín

dụng

2

Mô hình kiểm tra chất lượng tín dụng của Agribank có ưu nhược điểm sau:

* Điểm mạnh:

• Gọn nhẹ.

• Cơ cấu tổ chức đơn giản.

• Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ.

* Điểm yếu:

• Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu.

• Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

• Sản phẩm tín dụng chưa được kiểm soát chất lượng trước khi cung cấp cho khách hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)