Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng của ngân hàng:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 28 - 30)

7. Bố cục của đề tài

1.1.5. Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng của ngân hàng:

1.1.5.1. Kiểm tra trước khi cho vay:

+ Kiểm tra hồ sơ pháp lý:Đối chiếu sự khớp đúng những thông tin của khách hàng trên hồ sơ pháp lý với thông tin trên hệ thống; kiểm tra cập nhật thông tin về khách hàng về thay đổi điều lệ, bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi nhân sự lãnh đạo.

+ Kiểm tra hồ sơ tài chính khách hàng:

- Kiểm tra tính khớp đúng về số liệu giữa các báo cáo trong báo cáo tài chính và số liệu chuyển tiếp giữa các báo cáo tài chính các kỳ.

- Kiểm tra các bằng chứng chứng minh quá trình góp vốn điều lệ của đơn vị vay vốn, đánh giá tính hợp pháp hợp lệ của hình thái góp

- Kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng vay thông qua phân tích báo cáo tài chính.

+ Kiểm tra hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo lãnh:

- Đánh giá sự đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ dự án, khoản vay

- Đối với khách hàng có đăng ký kinh doanh, kiểm tra dự án đầu tư/phương án kinh doanh phải thuộc phạm vi ngành nghề kinh doanh đã đăng ký.

- Đánh giá Phương án/Kế hoạch sản xuất kinh doanh; Phương án/dự án vay vốn do khách hàng lập về các khía cạnh: mức độ chi tiết của phương án/dự án, tính toán hợp lý khả năng lãi/lỗ, tính khả thi của dự án, vốn tự có tham gia.

+ Kiểm tra quá trình đề xuất, xét duyệt cho vay, bảo lãnh:

- Xem xét đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc, các bước theo quy trình cấp tín dụng trong các khâu đề xuất, phê duyệt và giải ngân tín dụng, bảo lãnh.

- Kiểm tra lại theo nội dung trên báo cáo đề xuất tín dụng : kiểm tra sự phù hợp với Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ tài chính và hồ sơ khoản vay của khách hàng; đánh giá mức độ đầy đủ và chi tiết của đề xuất tín dụng.

+ Kiểm tra sự phù hợp của giá trị khoản vay, bảo lãnh được duyệt với quy định về thẩm quyền phán quyết tín dụng trong từng thời kỳ/đối với từng sản phẩm tín dụng.

1.1.5.2. Kiểm tra trong khi cho vay

+ Kiểm tra tính phù hợp, tuân thủ của nội dung các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, lãi suất áp dụng với phê duyệt cấp tín dụng.

Kiểm tra quá trình giải ngân (phù hợp với mục đích cho vay ban đầu, đầy đủ chứng từ hợp lệ làm căn cứ giải ngân…).

Kiểm tra chi tiết sự phù hợp của đối tượng cho vay, số tiền cho vay với bên mua/bên bán, hàng hóa vật tư trong Hợp đồng kinh tế/Phương án kinh doanh/Dự toán được duyệt.

+ Kiểm tra chi tiết các thông tin của hồ sơ khoản vay đã cập nhật trong hệ thống máy tính của Ngân hàng đảm bảo khớp đúng so với hồ sơ thực tế, về:

- Số tiền vay, số tiền trả nợ và dư nợ gốc hiện tại. - Loại vay/bảo lãnh, người duyệt và đơn vị cho vay.

- Lãi suất cho vay; kỳ hạn cho vay,phương thức tính lãi, tỷ lệ lãi phạt… - Lịch trả nợ gốc, lãi và việc thực hiện lịch trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

1.1.5.3. Kiểm tra sau khi cho vay

+ Kiểm tra việc theo dõi trả nợ gốc, trả lãi đảm bảo theo đúng thời gian đã cam kết; lãi cộng dồn (dự thu hoặc ngoại bảng)

Kiểm tra, đánh giá việc kiểm tra sử dụng vốn vay, quá trình giám sát tín dụng. Đánh giá các biên bản kiểm tra sau cho vay: tần suất kiểm tra, mức độ chi tiết và đầy đủ các nội dung của biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay.

Kiểm tra việc mở bảng theo dõi nợ vay của cán bộ tín dụng

Kiểm tra việc thực hiện các cam kết tín dụng, kiểm tra việc bổ sung sau các chứng từ hồ sơ giải ngân như: Hóa đơn, phiếu xuất nhập kho, phiếu thu, phiếu chi tiền mặt (đối với giải ngân tiền mặt).

+ Kiểm tra hồ sơ cơ cấu lại nợ và chuyển nợ quá hạn:

- Kiểm tra sự phù hợp của việc thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, thay đổi lãi suất cho vay.

- Đánh giá quá trình kiểm tra khách hàng vay khi có đơn xin cơ cấu lại nợ, các nguyên nhân chưa trả được nợ và khả năng trả nợ trong thời hạn cơ cấu lại nợ.

- Xem xét báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Phân tích, đánh giá mức độ hợp lý của nguyên nhân khách hàng không trả nợ đúng hạn; thời gian điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ.

- Xem xét thẩm quyền phán quyết của người duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thời điểm phê duyệt và thời gian điều chỉnh thời gian trả nợ trong hệ thống.

1.1.5.4. Kiểm tra tài sản bảo đảm

- Kiểm tra các điều kiện của TSBĐ - Kiểm tra nội dung hợp đồng bảo đảm

- Kiểm tra việc định giá TSBĐ và biên bản định giá TSBĐ

- Kiểm tra thực tế TSBĐ: Đối chiếu thông tin trên hồ sơ TSBĐ với hiện trạng TSBĐ: Về giá trị, số lượng, chất lượng, vị trí, địa điểm, sơ đồ thực địa của TSBĐ; Kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản và khai thác TSBĐ; Tình hình đầu tư, cải tạo, sửa chữa TSBĐ; Tiến độ hình thành tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản hình thành trong tương lai; Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản qua làm việc với các cơ quan cấp (phát hành) các giấy tờ chứng minh..

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)