Giải pháp hoàn thiện Quy trình kiểm tra CLSP tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 87 - 89)

7. Bố cục của đề tài

4.3.1. Giải pháp hoàn thiện Quy trình kiểm tra CLSP tín dụng ngân hàng

tăng cường kiểm tra trước khi giải ngân, đảm bảo tính độc lập của kiểm tra CLSP tín dụng:

Quy trình nghiệp vụ là bảng tổng hợp mô tả những công việc từ khi bắt đầu một nghiệp vụ nào đó cho đến khi kết thúc nó một cách khoa học và hiệu quả nhất. Việc xác lập và không ngừng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ đặc biệt quan trọng đối với mỗi Doanh nghiệp cũng như với mỗi Ngân hàng.

Từ năm 2001, BIDV đã xây dựng 33 quy trình nghiệp vụ chuẩn cho toàn hệ thống. Đến nay, các quy trình nghiệp vụ này đã không ngừng được chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với quy định của Pháp luật, quy định của ngành và phù hợp với mô hình tổ chức của BIDV, đảm bảo quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Quy trình kiểm tra CLSP tín dụng thực chất là quá trình kiểm tra theo từng bước của quy trình cấp tín dụng. Một quy trình tín dụng rõ ràng, chi tiết, chuyên môn hóa cao theo từng giai đoạn trong dây chuyền sản xuất ra sản phẩm tín dụng sẽ tạo điều kiện tiết kiệm nguồn lực, dễ dàng đánh giá kiểm tra CLSP tín dụng, giảm thiểu sai sót.

Theo khảo sát nghiên cứu của đề tài cho thấy 99,96% ý kiến cho rằng giải pháp này có thể áp dụng tại BIDV Thái Nguyên.

Hiện tại, quy trình cấp tín dụng của BIDV gồm 6 bước : (i)Thiết lập hồ sơ tín dụng, (ii)Phân tích tín dụng; (iii)Ra quyết định tín dụng; (iv)Giải ngân; (v)Kiểm tra, giám sát tín dụng;(vi)Thanh lý hợp đồng tín dụng, trong đó các bước 1,2,3,5,6 là do cán bộ quản lý khách hàng (thuộc phòng khách hàng) thực hiện, còn bước 4-giải ngân là do cán bộ tác nghiệp tại phòng Quản trị tín dụng và phòng giao dịch khách hàng thực hiện. Như vậy, mức độ chuyên môn hóa chưa cao, mới chỉ chuyên môn hóa quy trình thành 2 phần, chưa nâng cao năng suất lao động cũng như chưa đảm bảo tính độc lập khách quan của kiểm tra CLSP. Do vậy hoàn thiện quy trình kiểm

tra CLSP tín dụng chính là hoàn thiện quy trình cấp tín dụng theo hướng chuyên môn hóa từng bước của quy trình cấp tín dụng, theo đó tại mỗi bước của quy trình là 01 cán bộ khác nhau và cán bộ làm bước sau bắt buộc phải kiểm tra chất lượng công việc của cán bộ làm bước trước thì mới đảm bảo tính độc lập khách quan của kiểm tra và chất lượng tín dụng được kiểm tra 100% trước khi cung cấp cho khách hàng.

4.3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra kết hợp với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngày nay, bất cứ ngân hàng nào muốn phát triển đều cần hội tụ 3 yếu tố: vốn, công nghệ và con người, trong đó con người là yếu tố quyết định. Chính con người sẽ tạo ra sự đa dạng và chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo được tình cảm, niềm tin yêu của khách hàng, của cộng đồng, xã hội. Con người là yếu tố quyết định vị thế và sự phát triển lâu dài của một tổ chức.

- Mục tiêu cụ thể về nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng của BIDV là:

+ 100% cán bộ có kiến thức ngân hàng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng; có kỹ năng tác nghiệp, và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

+ 100% cán bộ được tham gia các lớp đào tạo về kiểm tra CLSP tín dụng, kiểm tra, giám sát tín dụng,

+ 100% cán bộ có kinh nghiệm trong hoạt đông nghiệp vụ cấp tín dụng (ít nhấtlà 3 năm), có đủ khả năngquản lý rủi ro và khả năng làm việc theo nhóm,

+ 100% cán bộ hiểu biết về văn hóa BIDV, về kế hoạch - chiến lược BIDV,và luôn tuân thủ 02 bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử BIDV.

Do đó, BIDV Thái Nguyên cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Về tuyển dụng nguồn nhân lực

+ Tổ chức dự báo đúng nhu cầu nhân lực, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bảo đảm tuyển được đúng người cho đúng việc.

+ Hoàn thiện các cơ chế, quy trình/quy định/phương thức tuyển dụng. Tiếp tục mở rộng hình thức tuyển dụng tập trung theo khu vực và tuyển dụng theo vị trí, kể cả vị trí lãnh đạo các cấp, lựa chọn tài năng để phát hiện, thu hút các cán bộ giỏi.

- Đào tạo nguồn nhân lực

+ Xây dựng quy định đào tạo đối với mọi cấp cán bộ, đối với từng đối tượng công việc theo định hướng phát triển nghề nghiệp, từ cán bộ mới được tuyển dụng đến cán bộ lãnh đạo cấp cao. Theo đó xác định rõ các lớp đào tạo cho từng vị trí cán bộ và các chứng chỉ đào tạo sẽ là cơ sở để bố trí phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên của BIDV.

+ Đa dạng hóa các hình thức và phương pháp đào tạo, bao gồm: tự đào tạo qua thực tế công việc, đào tạo đáp ứng ngay yêu cầu công việc, đào tạo để phát triển, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại để tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo.

+ Xây dựng chương trình đào tạo bắt buộc cho cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng có kết hợp với thực tiễn thông qua các cuộc kiểm tra chéo giữa các bộ phận, phòng nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ năng kiểm tra của cán bộ.

-Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực:

+Công việc này phải được thực hiện hàng quý thông qua việc đánh giá kết quả công việc theo bản mô tả công việc được giao.

+Thực hiện định lượng hóa công việc phân giao cho cán bộ, lấy chất lượng của các cuộc kiểm tra là thước đo chất lượng cán bộ, đảm bảo sự khách quan công bằng, tạo động lực cho cán bộ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+Thực hiện đánh giá chất lượng cán bộ qua chất lượng các cuộc khảo thí kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của BIDV.

Trong 53 ý kiến khảo sát có đến 100% ý kiến cho rằng giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hoàn toàn có thể áp dụng nhằm hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)