7. Bố cục của đề tài
3.2.3. Các quy trình và nội dung kiểm tra đang thực hiện tại BIDV TháiNguyên
3.2.3.1.Kiểm tra theo quy trình cấp tín dụng:
Được thực hiện tại phòng Quản lý khách hàng và phòng Quản trị tín dụng. Quy trình kiểm tra là thực hiện giám sát từng công đoạn theo quy trình cấp tín dụng cho khách hàng, cụ thể như sau:
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ trước khi trình duyệt cấp tín dụng:
+ Cán bộ quản lý khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ...sau đó thẩm định khách hàng và lập tờ trình đề nghị cấp tín dụng và chuyển cho lãnh đạo phòng Khách hàng kiểm soát.
+ Cán bộ lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát nội dung tờ trình đề nghị cấp tín dụng cho khách hàng với các điểm chủ đạo như sau:
-> Kiểm soát sự đầy đủ của các điều kiện vay vốn, nguồn trả nợ vay, tài sản bảo đảm nợ vay.
-> Kiểm tra lại tình hình trả vay và trả nợ vay của khách hàng
-> Kiểm soát chính sách khách hàng, các lợi ích và rủi ro của ngân hàng/ khách hàng khi ngân hàng cung cấp sản phẩm tiền vay cho khách hàng.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ trước khi giải ngân:
+ Cán bộ Quản trị tín dụng thực hiện kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ tín dụng và tờ trình giải ngân của phòng Khách hàng, đối chiếu sự phù hợp của chứng từ giải ngân với các điều kiện giải ngân được phê duyệt, lập tờ trình giải ngân trình Phó giám đốc phê duyệt.
+ Cán bộ Quản trị tín dụng tiến hành tạo tài khoản vay, nhập dữ liệu khoản vay vào hệ thống và chuyển cho lãnh đạo phòng Quản trị tín dụng phê duyệt.
+ Lãnh đạo phòng Quản trị tín dụng phê duyệt giải ngân và chuyển hồ sơ giải ngân cho phòng giao dịch để thanh toán khoản vay cho khách hàng.
- Bước 3: Giám sát thực hiện hợp đồng tín dụng sau khi giải ngân:
+ Cán bộ quản lý khách hàng lập sổ theo dõi khoản vay đối với từng khách hàng. Định kỳ kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra việc thực hiện mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay và các điều kiện giải ngân...đảm bảo khách hàng đang thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng.
+ Cán bộ quản trị tín dụng định kỳ rà soát hồ sơ khách hàng, giám sát lại công việc theo dõi khoản vay của cán bộ quản lý khách hàng...đảm bảo sự phù hợp của hồ sơ tín dụng theo đúng các quy định về cấp tín dụng của ngân hàng.
3.2.3.2.Kiểm tra theo quy trình hậu kiểm
Cán bộ của phòng Tài chính-Kế toán thực hiện kiểm tra sau đối với toàn bộ các khoản cấp tín dụng trong ngày theo các nội dung như sau:
-Kiểm tra sự đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ vay vốn
-Kiểm tra sự khớp đúng giữa chứng từ giải ngân với các chỉ dẫn thanh toán theo hợp đồng tín dụng.
-Kiểm tra sự phù hợp giữa số liệu được cập nhật vào hệ thống dữ liệu với hồ sơ thực tế như: số tiền cho vay, lãi suất, thời gian vay...
3.2.3.3. Kiểm tra theo quy định về kiểm tra nội bộ
Quy trình này được thực hiện tại phòng Quản lý rủi ro, cụ thể như sau:
-Bước 1: Căn cứ yêu cầu của Ban kiểm soát-Hội sở chính và các yêu cầu cụ thể của Ban giám đốc chi nhánh, cán bộ phòng Quản lý rủi ro lập kế hoạch kiểm tra sau đối với hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh và trình Ban giám đốc phê duyệt.
-Bước 2: Đối tượng được kiểm tra:
Tùy theo yêu cầu của Ban lãnh đạo, có thể có các đối tượng kiểm tra như sau: +Kiểm tra theo lĩnh vực ngành nghề cho vay
+Kiểm tra theo quy mô khoản vay +Kiểm tra theo thời hạn khoản vay +Kiểm tra theo xếp hạng tín dụng +Kiểm tra theo chất lượng tín dụng ...v..v...
-Bước 3: Nội dung kiểm tra: Thực hiện kiểm tra toàn bộ quá trình cung cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàngcủa các phòng nghiệp vụ theo các nội dung như sau:
+Kiểm tra hồ sơ pháp lý khách hàng vay
+Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng: Kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay +Kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm nợ vay
+Kiểm tra việc cơ cấu lại nợ (nếu có) +Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ tín dụng.
-Bước 4: Lập biên bản kiểm tra:
Nội dung cơ bản của biên bản kiểm tra như sau:
+Đánh giá mặt làm được của chi nhánh trong hoạt động cung cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàng.
+Liệt kê chi tiết các lỗi phát hiện sau kiểm tra.
+Kiến nghị các bộ phận chức năng liên quan khắc phục sai lỗi sau kiểm tra theo lộ trình thời gian cụ thể.
+Kiến nghị các giải pháp hạn chế sự gia tăng các sai sót trong quá trình cung cấp sản phẩm tín dụng cho khách hàng.
3.2.3.4. Kiểm tra CLSP tín dụng theo quy trình Duy trì hệ thống quản lý hệ thống chất lượng ISO 9001-2000
Hàng năm, bộ phận Quản lý chất lượng tại chi nhánh lập Kế hoạch đánh giá nội bộ trình Đại diện lãnh đạo chất lượng chi nhánh phê duyệt. Theo đó, chi nhánh sẽ thực hiện đánh giá quá trình tạo và cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng theo Mục tiêu chất lượng đã xây dựng.
Mục tiêu chất lượng cho sản phẩm tín dụng bao gồm các tiêu chí chủ yếu như:
+Thời gian cung cấp sản phẩm cho khách hàng kể từ khi ngân hàng nhận đủ hồ sơ.
+Tỷ lệ sản phẩm sai lỗi được phát hiện khi cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
+Thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ ngân hàng. +Sự hài lòng và phàn nàn, khiếu nại của khách hàng.
Trên cơ sở báo cáo đánh giá hệ thống quản lý chất lượng cùng với việc lấy ý kiến đo lường sự hài lòng của khách hàng, Bộ phận quản lý chất lượng chi nhánh báo cáo Ban lãnh đạo và thông qua Biên bản xem xét của lãnh đạo nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục và hạn chế sai lỗi, cải tiến hệ thống Quản lý chất lượng ngày càng hoàn thiện hơn.
3.2.4. Đánh giá công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên