Phân tích số liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 47 - 49)

7. Bố cục của đề tài

2.2.4.Phân tích số liệu nghiên cứu

2.2.4.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian và phương pháp chỉ số

Là 2 phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu thể hiện sự biến động của:dư nợ tín dụng, nợ nhóm 2, nợ xấu… từ hoạt động Tín dụng theo thời gian, cụ thể là các chỉ tiêu như: lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (hoặc giảm)...

2.2.4.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Tổng hợp ý kiến của các lãnh đạo, cán bộ tại BIDV Thái Nguyên, BIDV Nam Thái Nguyên và các lãnh đạo, cán bộ của 1 số NHTM khác trên địa bàn về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng và nhu cầu cần hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng thông qua phỏng vấn trực tiếp và trả lời qua phiếu điều tra để tìm ra được những kết luận chính xác và khoa học. Cụ thể là các nhà lãnh đạo, cán bộ trong lĩnh vực tín dụng,hậu kiểm, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản tín dung.

2.2.4.3. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh.

Luận văn sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh thực trạng hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại BIDV Thái Nguyên, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại BIDV Thái Nguyên.

Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:

Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)

Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một địa phương, phân tích các đề xuất hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp hay của một địa phương. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu... đang ngày càng được nhiều người nghiên cứu lựa chọn. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích SWOT được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức mà BIDV Thái Nguyên đang phải đối mặt:

Điểm mạnh: Những thành công củahoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng.

Điểm yếu (những tồn tại): Những yếu kém về công nghệ, mạng lưới, nhân lực,các chính sách…của BIDV Thái Nguyên có ảnh hưởng đến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ngân hàng mà có thể khắc phục được.

Cơ hội: Những thuận lợi do môi trường bên ngoài mang lại cho công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng của BIDV Thái Nguyên.

Thách thức: Những khó khăn củacông tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng của BIDV Thái Nguyên.

Trên cơ sở đó thiết lập và phân tích ma trận SWOT để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng của BIDV Thái Nguyên trong thời gian tới.

2.2.4.4. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá tác động của công tác kiểm tra đến chất lượng sản phẩm tín dụng. Sau khi thu thập số liệu ta tiến hành so sánh theo thời gian, từ đó đánh giá thực trạng công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng của BIDV Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 47 - 49)