7. Bố cục của đề tài
4.4.1. Xây dựng phần mềm kiểm tra CLSP trong toàn hệ thống
Hiện BIDV đã có phần mềm theo dõi lỗi, sai sót trong toàn hệ thống nhưng phần mềm này các phòng nghiệp vụ của chi nhánh phải nhập dữ liệu (các sai sót trng quá trình tác nghiệp) một cách thủ công trên phần mềm nên mức độ tin cậy của số liệu chưa bảo đảm.
Để đáp ứng mục tiêu quản lý rủi ro tập trung của hệ thống và xuất phát từ thực tế phần mềm theo dõi lỗi, sai sót của BIDV, tác giả đề nghị Hội sở chính xây dựng phần mềm kiểm tra CLSP tín dụng với một số yêu cầu sử dụng như sau:
-Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ tín dụng bao gồm cập nhật đầy đủ hồ sơ tín dụng, trong đó có thể thực hiện lập tờ trình đề nghị cấp tín dụng trên phần mềm và được đẩy duyệt cho các cấp phê duyệt theo ủy quyền của Tổng giám đốc.
-Phần mềm quản lý hồ sơ tín dụng phải được tích hợp với các phần mềm quản trị dữ liệu đang hiện có của BIDV như phần mềm quản lý khoản vay và hạch toán cho vay - thu nợ, phần mềm theo dõi lỗi, sai sót tác nghiệp…và thiết lập quy trình kiểm tra CLSP tín dụng trên cơ sở ứng dụng các phần mềm trên. Theo đó phần mềm kiểm tra CLSP tín dụng phải lưu trữ được dữ liệu kiểm tra sau khi đối chiếu hồ sơ thực tế với hồ sơ tín dụng được cập nhật từ phần mềm quản lý hồ sơ tín dụng.
-Từ kết quả sai sót được theo dõi, chiết xuất thành báo cáo đánh giá rủi ro, đánh giá chất lượng cán bộ, làm cơ sở để phục vụ công tác thi đua khen thưởng tạo động lực nâng cao năng suất lao động…
4.4.2.Thực hiện chuyên môn hóa từng bước trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng
Hiện tại quy trình cấp tín dụng của BIDV đã thực hiện tách bạch được khâu phê duyệt tín dụng với khâu tạo khoản vay và giải ngân cho khách hàng. Quy trình này đã đảm bảo tính khách quan giữa phần phê duyệt và phần hạch toán song chưa thực hiện được yêu cầu chuyên môn hóa toàn bộ các bước của quy trình cấp tín dụng dẫn đến năng suất lao động chưa cao. Do vậy, đề nghị Hội sở chính của BIDV thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống việc chuyên môn hóa từng bước trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng nhằm nâng cao CLSP tín dụng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạn chế rủi ro.
4.4.3.Xây dựng chính sách đối với cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng
Vì mục đích quản trị rủi ro của hệ thống đề nghị Hội sở chính BIDV ban hành chính sách dành cho cán bộ làm công tác kiểm tra CLSP tín dụng, tạo động lực phát triển nguồn cán bộ „có tâm, có tầm‟ tâm huyết xây dựng BIDV theo định hướng trở thành một trong hai ngân hàng hàng đầu của Việt Nam vào năm 2020.
Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm cơ bản về hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái Nguyên, với những định hướng và mục tiêu cụ thể của công tác kiểm tra CLSP tín dụng, tác giả đã đưa ra những đề xuất và giải pháp giúp BIDV Thái Nguyên hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phát triển và mở rộng thị phần tín dụng của BIDV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
KẾT LUẬN
Chất lượng sản phẩm tín dụng có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu phục hồi, chất lượng sản phẩm tín dụng tốt sẽ là bảo bối mang lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Trong thực tế nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, dòng vốn ngân hàng chưa được khơi thông do nợ xấu Ngân hàng chưa được giải quyết triệt để thì việc Hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng trước khi cung cấp cho khách hàng là việc làm tiên quyết đối với mỗi nhà quản trị Ngân hàng.
Những khảo sát cho thấy 100% ý kiến các chuyên gia được hỏi cho rằng Ngân hàng cần phải kiểm tra CLSP tín dụng trước khi cung cấp cho khách hàng.
Hoạt động kiểm tra CLSP tín dụng tại BIDV Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả đáng kích lệ như: thực hiện kiểm tra, giám sát toàn bộ các khoản vay trước khi giải ngân cho khách hàng, các sai sót sau kiểm tra được thống kê và được khắc phục đến 99,98%, tỷ lệ nợ xấu luôn < 2%...Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại về chất lượng của kiểm tra chưa cao, chưa ngăn ngừa triệt để tái diễn sai sót xảy ra, một số sai sót không có khả năng khắc phục….
Vì vậy, BIDV Thái Nguyên cần thực hiện tốt việc Hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng theo hướng ứng dụng được công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ tín dụng và theo dõi sai sót sau kiểm tra nhằm mục tiêu nâng cao năng lực quản lý rủi ro, giảm thấp nhất các rủi ro trong ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức…
Để hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng tại chi nhánh, BIDV Thái Nguyên cần tiến hành đồng bộ các giải pháp như: Hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng theo hướng tăng cường kiểm tra trước khi giải ngân,đảm bảo tính độc lập khách quan,kết hợp với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện phân công công việc hợp lý,tăng cường giám sát bằng hệ thống công nghệ thông tin, Áp dụng chế tài xử lý cán bộ NH khi không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ,và xây dựng các chính sách dành cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng
ngân hàng. Bên cạnh đó, để thành công rất cần có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự cam kết của lãnh đạo và sự hỗ trợ về công nghệ, hỗ trợ về nhân lực và các chính sáchcủa NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Với việc thực hiện chủ động, triệt để và linh hoạt các giải pháp trên, BIDV Thái Nguyên sẽ sớm hoàn thiện quy trình kiểm tra CLSP tín dụng, góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đóng góp công sức vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà và đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên 2013 Vietinbank, Agribank, BIDV.
2. Học viện Ngân hàng (2010), Giáo trình Ngân hàng thương mại.
3. TS Nguyễn Tiến Long, Bài giảng về Quản trị chất lượng sản phẩm, Trường ĐH Kinh tế và QTKD Thái Nguyên.
4. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết các năm 2011-2013. 5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2011), Nghị quyết 1155
v/v phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 và kế hoạch kinh doanh 2011-2015.
6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên (2012), Kế hoạch định hướng kinh doanh giai đoạn 2013-2015, Thái Nguyên. 7. Ngân hàng TMCP ĐT&PT Thái Nguyên, Báo cáo tổng kết các năm 2011-2013,
Báo cáo thống kê sai lỗi sản phẩm tín dụng tại Chi nhánh từ 2011-2013.
8. Nghị quyết 379/NQ-HĐQT của chủ tịch hội đồng quản trị BIDV ngày 16/05/2012- phê duyệt phương án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 và định hướng đến 2015.
9. Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/03/2012- cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015.
10. Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/02/2013 phê duyệt tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình kinh tế tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020 11. Các báo điện tử http://www.acb.com.vn http://www.vietinbank.com.vn http://www.bidv.com.vn http://www.sbv.com.vn http://www.agribank.com.vn
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
VỀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Để thực hiện đề tài NCKH “Hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên”,tác giả nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, rất mong Ông/Bà dành thời gian trả lời phiếu này. Các quan điểm thể hiện chỉ là của CÁ NHÂN người trả lời, không đại diện cho bất kỳ một tổ chức, nhóm tác giả nào.
Toàn bộ thông tin sẽ được giữ bí mật.Tác giả đề tài sẽ chỉ công bố các thông tin sau khi đã xử lý thống kê. Xin trân trọng cảm ơn.
XIN VUI LÒNG KHOANH TRÒN VÀO LỰA CHỌN PHÙ HỢP NHẤT 1.1. Đánh giá nhu cầu cần kiểm tra chất lƣợng sản phẩm tín dụng ngân hàng trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay
Thấp ---Cao Nhu cầu cần phải kiểm tra chất lượng sản
phẩm tín dụng của các NHTM
1 2 3 4 5
1.2. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố sau đến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ngân hàng:
Không ảnh hưởng --Ảnh hưởng mạnh
Hệ thống văn bản pháp luật 1 2 3 4 5
Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng 1 2 3 4 5
Các chính sách đối với công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng
1 2 3 4 5
Tính độc lập, khách quan của hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng:
1 2 3 4 5
Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng 1 2 3 4 5 Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác
kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng.
1 2 3 4 5
Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ NH 1 2 3 4 5
Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tin học 1 2 3 4 5 Yếu tố khác, xin ghi rõ:
………..
3. Xin Ông/Bà đánh giá khả năng sử dụng các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lƣợng sản phẩm tín dụng ngân hàng:
Không thể áp dụng ---Có thể áp dụng
Thiết lập quy trình kiểm tra 1 2 3 4 5
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1 2 3 4 5
Phân công công việc hợp lý 1 2 3 4 5
Tăng cường giám sát bằng hệ thống công nghệ thông tin
1 2 3 4 5
Áp dụng chế tài xử lý cán bộ NH khi không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ
1 2 3 4 5
Các chính sách dành cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ngân hàng
1 2 3 4 5
Biện pháp khác, Xin ghi rõ:
……….. ………... ……….. ………... ……….. ………... 1 2 3 4 5 Thông tin về ngƣời trả lời: Họ và tên: ………
Học hàm, học vị: ………
Cơ quan công tác: ………
Điện thoại ………..
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA CLSP TÍN DỤNG
1
Đánh giá nhu cầu cần kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ngân hàng trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Mức độ. Từ thấp ---Cao
Rất
thấp Thấp
Trung
bình Cao Rất cao Nhu cầu cần phải kiểm tra chất lượng
sản phẩm tín dụng của các NHTM 4 14 35 Tỷ lệ (%) 8 26 66
2
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tốsau đến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ngân hàng Mức độ. Từ thấp ---Cao Ko ảnh hưởng ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng mạnh Ảnh hưởng rất mạnh Hệ thống văn bản pháp luật 1 5 21 26 Tỷ lệ (%) 2 9 40 49
Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng 8 34 11 Tỷ lệ (%) 15 64 21 Các chính sách đối với công tác kiểm
tra chất lượng sản phẩm tín dụng 2 5 27 19 Tỷ lệ (%) 4 9 51 36 Tính độc lập, khách quan của hoạt
động kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng:
9 16 28
Quy trình kiểm tra chất lượng sản
phẩm tín dụng 4 24 25
Tỷ lệ (%) 8 45 47 Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán
bộ làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng.
4 16 33
Tỷ lệ (%) 8 30 62 Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ NH 3 22 28 Tỷ lệ (%) 6 42 53 Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ
tin học 1 8 30 14
Tỷ lệ (%) 2 15 57 26
Yếu tố khác, xin ghi rõ:
Môi trường làm việc/văn hóa doanh nghiệp 1 1
Địa bàn hoạt động của ngân hàng 1
Quan điểm chỉ đạo của Ban lãnh đạo
các cấp 1
3. Xin Ông/Bà đánh giá khả năng sử dụng các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ngân hàng:
3
Đánh giá khả năng sử dụng các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ngân hàng: Mức độ: Không thể áp dụng ---Có thể áp dụng Ko thể áp dụng Có thể áp dụng rất ít Có thể áp dụng Có thể áp dụng nhiều Có thể áp dụng rất nhiều
Thiết lập quy trình kiểm tra 1 3 30 19
Tỷ lệ (%) 2 6 57 36 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 4 25 24 Tỷ lệ (%) 8 47 45
Phân công công việc hợp lý 6 33 14 Tỷ lệ (%) 11 62 26 Tăng cường giám sát bằng hệ thống
công nghệ thông tin 6 33 14
Tỷ lệ (%) 11 62 26 Áp dụng chế tài xử lý cán bộ NH khi
không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ
1 2 27 23
Tỷ lệ (%) 2 4 51 43 Các chính sách dành cho hoạt động
kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng ngân hàng
12 34 7
Tỷ lệ (%) 23 64 13
Biện pháp khác, Xin ghi rõ:
Cơ quan tư vấn độc lập 1
Xây dựng mục tiêu chất lượng về thời
PHỤ LỤC 2
Bảng phân tích SWOT đối với công tác kiểm tra CLSP tín dụng tại BIDV Thái Nguyên
SWOT
O. CƠ HỘI
1. Hệ nhận thức tư tưởng về quản trị rủi ro trong quản trị ngân hàng có nhiều tiến bộ
2. Chính phủ Việt Nam đang yêu cầu các ngân hàng tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng tín dụng để thực hiện tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính,củng cố năng lực hoạt động,cải thiện mức độ an toàn tăng trưởng bền vững…
3. Là ngân hàng có uy tín 4. ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý hoạt động ngân hàng
T. THÁCH THỨC
1. Áp lực cạnh tranh cao khi Việt Nam ngày càng mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế
2. Hệ thống pháp luật còn tồn tại nhiều vấn đề 3. Nguồn nhân lực đủ trình
độ đáp ứng yêu cầu kiểm tra CLSP còn thiếu. 4. Sự phát triển mạnh mẽ
của các DN trong nước với xu thế hội nhập toàn cầu 5. Sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước về sản phẩm,dịch vụ, công nghệ… S. ĐIỂM MANH 1. Có quy trình nghiệp vụ thống nhất trên toàn hệ thống 2. Có mô hình tổ chức hệ thống kiểm tra CLSP phù hợp với nguồn nhân lực của chi nhánh.
3. Có quy chế xử lý trách nhiệm CB trong hoạt động tín dụng.
4. Có sự giám sát thường xuyên của HSC trong quá trình cấp tín dụng cho KH 5. Các CB nghiệp vụ được
quán triệt về tác dụng của kiểm tra CLSP ín dụng NH 6. Sự quantâm của ban lãnh đạo trong công tác kiểm tra CLSP tín dụng NH
SO: Giải pháp phát huy thế mạnh để nắm bắt tốt các cơ hội
-Thiết lập quy trình kiểm tra CLSP tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống BIDV. -Tăng cường giám sát bằng hệ thống công nghệ thông tin.
ST: Giải pháp phát huy thế mạnh để đẩy lùi các nguy cơ.
-Nâng cao chất lượng nguồn