Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 43 - 44)

7. Bố cục của đề tài

2.2.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đến 31/12/2013, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 17 NHTM, 02 quỹ tín dụng nhân dân nhưng tác giả lựa chọn điểm nghiên cứu là ngân hàng BIDV Thái Nguyên vì:

- Thứ nhất, BIDV Thái Nguyên là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với thị phần tín dụng từ 21đến 23%. Trong giai đoạn hiện nay khi mà nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của khách hàng vẫn là động cơ chủ yếu để phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu và các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng là một vấn đề hết sức có ý nghĩa đối với ngân hàng.

- Thứ hai, cũng như các NHTM khác, việc cung cấp sản phẩm tín dụng của BIDV cũng không tránh khỏi việc vẫn tồn tại những sai sót (hay còn gọi là những sản phẩm sai lỗi) cần phải tốn nhiều chi phí về thời gian, tiền bạc để khắc phục…vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp hạn chế các sản phẩm sai lỗi càng trở nên vô cùng cần thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Thứ ba, bản thân tác giả công tác tại BIDV- chi nhánh Thái Nguyên nên đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. Thông qua việc nghiên cứu đề tài bằng phương pháp sử dụng phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia để đánh giá được thực

trạng kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại chi nhánh; từ đó có những giải pháp kiến nghị với BIDV chi nhánh Thái Nguyên để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 43 - 44)